Trưa 9/4, Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 16 đã kết thúc, thành công tốt đẹp với việc thông qua ba tuyên bố: Tuyên bố của Chủ tịch Hội nghị cấp cao ASEAN 16, Tuyên bố của các nhà lãnh đạo ASEAN về hợp tác ứng phó với biến đổi khí hậu, Tuyên bố về phục hồi và phát triển bền vững.
Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố của các nhà lãnh đạo ASEAN về hợp tác ứng phó với biến đổi khí hậu:
Chúng tôi, những người đứng đầu Nhà nước/Chính phủ Brunei Darussalam, Vương quốc Campuchia, Cộng hòa Indonesia, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Malaysia, Liên bang Myanmar, Cộng hòa Philippines, Cộng hòa Singapore, Vương quốc Thái Lan và Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các nước thành viên ASEAN, nhân dịp Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 16;
Nhắc lại các cam kết trong Tuyên bố chung ASEAN về biến đổi khí hậu tại Hội nghị lần thứ 15 các bên tham gia (COP) Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) và Hội nghị lần thứ 5 các bên (CMP) tham gia Nghị định thư Kyoto (2009), Tuyên bố ASEAN tại Hội nghị lần thứ 13 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu và Hội nghị lần thứ 3 các bên tham gia Nghị định thư Kyoto (2007), và Tuyên bố ASEAN về môi trường bền vững (2007);
Khẳng định lại rằng Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu và Nghị định thư Kyoto là khuôn khổ và công cụ pháp lý hiện thời cho cộng đồng quốc tế ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu và rằng các kết quả toàn diện, hiệu quả và ràng buộc của Lộ trình Bali là cần thiết để thúc đẩy thực hiện Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu và Nghị định thư Kyoto và cần được giải quyết một cách minh bạch và dựa trên đồng thuận;
Tiếp tục khẳng định nguyên tắc công bằng và phù hợp với trách nhiệm chung nhưng có sự khác biệt tùy thuộc vào khả năng và hoàn cảnh cụ thể của từng nước;
Nhận thức rằng trong khi Thỏa thuận Copenhagen không phải là công cụ ràng buộc về pháp lý, thỏa thuận này có những yếu tố có thể được xem xét như những yếu tố đầu vào cho tiến trình hai kênh của nhóm công tác tạm thời về các hành động hợp tác dài hạn (AWGLCA) và nhóm công tác tạm thời về các cam kết tiếp tục giảm thiểu khí thải đối với các bên thuộc Phụ lục I của Nghị định thư Kyoto (AWGKP), nhằm đạt được một thỏa thuận bình đẳng, công bằng và ràng buộc về pháp lý để đảm bảo thành công cho Hội nghị COP-16/CMP-6 tại Mexico;
Ghi nhận một số lượng lớn các quốc gia tham gia Thỏa thuận Copenhagen;
Thừa nhận rằng khu vực Đông Nam Á cũng dễ tổn thương trước biến đổi khí hậu, yếu tố sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hầu hết các khía cạnh của đời sống và giới hạn các lựa chọn phát triển cho tương lai, trong đó có các nỗ lực của chúng ta nhằm đạt được các mục tiêu thiên niên kỷ;
Thừa nhận tầm quan trọng của việc quản lý rừng bền vững trong ASEAN sẽ đóng góp đáng kể cho các nỗ lực quốc tế nhằm thúc đẩy tính bền vững của môi trường và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu;
Chia sẻ tầm nhìn vì một cộng đồng ASEAN đủ năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu, và ủng hộ các nỗ lực quốc gia và toàn cầu ứng phó với biến đổi khí hậu phù hợp với trách nhiệm chung nhưng có sự khác biệt tùy thuộc vào năng lực của từng nước;
Tuyên bố:
Hướng tới một giải pháp toàn cầu cho thách thức về biến đổi khí hậu tại COP-16/CMP-6:
1. Khẳng định lại quyền được phát triển bền vững và quyết tâm nhằm đạt được mục tiêu cao nhất của Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu nhằm ổn định nồng độ khí nhà kính trong khí quyển ở một mức độ có thể ngăn ngừa những can thiệp gây hại cho khí hậu do con người và cho phép hệ sinh thái thích ứng với biến đổi khí hậu một cách tự nhiên trong một khung thời gian hợp lý, nhằm đảm bảo sản xuất lương thực không bị đe dọa và tạo điều kiện phát triển kinh tế bền vững;
2. Thúc giục các bên hợp tác nhằm đảm bảo một hiệp định có tính ràng buộc pháp lý, đặc biệt nhằm giới hạn mức tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu dưới 2°C so với mức tăng thời kỳ tiền công nghiệp, và khuyến khích tất cả các bên liên quan tham gia tiếp tục thảo luận để soạn thảo các điều khoản thích hợp, cần được thông qua tại Hội nghị COP16/CMP16 diễn ra vào tháng 12 năm 2010;
3. Kêu gọi các nước phát triển tiếp tục đi đầu bằng việc đưa ra các cam kết cao hơn và đề ra những mục tiêu cụ thể và ràng buộc nhằm giảm phát thải nhà kính về trung hạn và dài hạn;
4. Thúc giục các nước phát triển hỗ trợ các nước đang phát triển, và cân nhắc đầy đủ các nhu cầu cụ thể và tình hình đặc biệt của các nước kém phát triển nhất và các nước bị tác động nhiều nhất từ biến đổi khí hậu, với các nguồn lực tài chính đầy đủ, có thể dự đoán và bền vững, chuyển giao công nghệ, cũng như tăng cường năng lực hỗ trợ các nỗ lực thích ứng và các hành động giảm thiểu quốc gia phù hợp của các nước đang phát triển thông qua các thỏa thuận thể chế mới và hiệu quả;
5. Thúc giục tất cả các nước, đặc biệt là các nước phát triển đảm bảo rằng các chính sách và các biện pháp đơn phương hiện nay cũng như trong tương lai và cơ chế trên cơ sở thị trường trong việc ứng phó biến đổi khí hậu sẽ không ảnh hưởng tiêu cực tới thương mại quốc tế cũng như sự phát triển kinh tế-xã hội bền vững của các nước đang phát triển, có cân nhắc đầy đủ tới các nhu cầu cụ thể và tình hình đặc biệt của các nước kém phát triển nhất;
6. Thúc giục các nước phát triển thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình theo Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu nhằm cung cấp nguồn quỹ tăng thêm, mới và bổ sung, đầy đủ và dự đoán được cho các nước đang phát triển, có cân nhắc đầy đủ tới các nhu cầu cụ thể và tình hình đặc biệt của các nước kém phát triển nhất và các nước bị ảnh hưởng nhiều nhất do biến đổi khí hậu. Các quốc gia này sẽ được cung cấp các biện pháp khuyến khích nhằm tiếp tục phát triển theo con đường phát thải thấp;
7. Khuyến khích tất cả các nước đang phát triển đóng góp tích cực vào nỗ lực toàn cầu thông qua phát triển và thực thi các hành động giảm thiểu phù hợp ở cấp quốc gia (NAMAs) trên cơ sở tự nguyện, phù hợp với các hoàn cảnh quốc gia khác nhau, trong khi hoan nghênh các hỗ trợ tài chính và kỹ thuật đầy đủ cho các nước này;
8. Khuyến khích hợp tác Nam-Nam nhằm ủng hộ các nước ASEAN giải quyết các tác động của biến đổi khí hậu thông qua hợp tác kỹ thuật và xây dựng năng lực;
9. Khẳng định lại rằng thỏa thuận và việc thực hiện có hiệu quả các cơ chế mới của sáng kiến giảm thiểu phát thải từ nạn phá rừng và suy thoái rừng (REDD) là rất quan trọng đối với sự đóng góp của các nước thành viên ASEAN nhằm giảm phát thải, và tạo cơ hội tăng cường đối thoại về đa dạng sinh học và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên, cũng như hỗ trợ sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư địa phương;
10. Hợp tác trên tinh thần xây dựng để đảm bảo rằng kết quả của Hội nghị COP16/CMP6 sẽ lồng ghép các hành động hợp tác dài hạn nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu phù hợp với các nguyên tắc và điều khoản của Công ước và Chương trình hành động Bali, đặc biệt về giảm thiểu, thích ứng, tài chính, chuyển giao công nghệ, xây dựng năng lực và có cân nhắc đến hoàn cảnh cụ thể của các bên và một thỏa thuận tương lai về giai đoạn cam kết thứ hai của Nghị định thư Kyoto;
11. Cam kết đóng góp tích cực cho sự thành công của Hội nghị COP16/CMP6.
Hướng tới một Cộng đồng ASEAN đủ năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu
12. Tiếp tục trao đổi ý kiến giữa các nước thành viên ASEAN về các cuộc thương lượng quốc tế về khí hậu trong khuôn khổ Công ước khung của Liên hợp quốc, trước và trong Hội nghị tại Mexico (COP16/CMP6) cũng như các hội nghị quốc tế khác có liên quan. Trên tinh thần đó, nhóm công tác mới được thành lập của ASEAN về biến đổi khí hậu (AWGCC) cần tăng cường hoạt động nhằm xây dựng hiểu biết và lập trường chung của ASEAN tại Hội nghị COP16/CMP6 sắp tới trong năm 2010 phù hợp với Lộ trình Bali.
13. Thúc giục Sáng kiến ASEAN về biến đổi khí hậu (ACCI) chủ động đưa ra một cơ chế tham vấn nhằm tăng cường hơn nữa điều phối và hợp tác khu vực trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu;
14. Tăng cường hợp tác khoa học về:
a. Giảm thiểu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu theo các kịch bản khác nhau về phát thải khí nhà kính cho khu vực ASEAN và cho các địa phương theo các mô hình đa dạng;
b. Đánh giá chi tiết tác động của biến đổi khí hậu, đánh giá mức độ tổn thương, các lựa chọn và nhu cầu thích ứng của khu vực Đông Nam Á và các tiểu vùng như BIMP-EAGA và tiểu vùng Mekong mở rộng;
c. Xác định nhu cầu và cơ hội giảm phát thải khí nhà kính với sự hỗ trợ của quốc gia và quốc tế, ví dụ như trong quản lý đất bùn, lâm nghiệp, nông nghiệp, các biện pháp về sử dụng hiệu quả năng lượng trong công nghiệp và sinh hoạt, sản xuất năng lượng tái sinh và giao thông vận tải;
15. Tham gia hợp tác trong nghiên cứu phát triển và chia sẻ kiến thức, kể cả trong quản lý và sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao sản xuất lương thực và năng suất nông nghiệp và sự bền vững của các nguồn nước, đồng thời thích ứng với các tác động có hại của biến đổi khí hậu và giảm thiểu phát thải khí nhà kính trong sản xuất nông nghiệp, qua đó bảo đảm an ninh lương thực trong khu vực ASEAN;
16. Cam kết thúc đẩy các chương trình nâng cao nhận thức cho người dân về biến đổi khí hậu và xây dựng các thói quen hướng tới một xã hội phát thải thấp, kể cả thông qua tăng cường giáo dục về biến đổi khí hậu;
17. Lồng ghép các chiến lược giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu vào các chiến lược và chính sách quốc gia phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững;
18. Tăng cường sự tham gia của ASEAN vào việc tăng cường hợp tác/nỗ lực quốc tế ứng phó với biến đổi khí hậu và đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với phát triển kinh tế-xã hội, y tế, môi trường và nguồn nước, bao gồm cả các hoạt động nâng cao năng lực thích ứng và hỗ trợ các hoạt động thích ứng;
19. Khuyến khích hợp tác với các thể chế khu vực và tiểu khu vực khác như tiểu vùng Mekong mở rộng và Ủy hội sông Mekong (MRC), trong khi hoan nghênh kết quả của Hội nghị thượng đỉnh lần thứ nhất của MRC tại Thái Lan ngày 4-5/4/2010, được thể hiện trong “Tuyên bố về việc đáp ứng nhu cầu, tạo sự cân bằng: Hướng tới phát triển bền vững của lưu vực sông Mekong” đề cao việc sử dụng, quản lý và phát triển bền vững nước và các nguồn tài nguyên liên quan;
20. Hợp tác về công nghệ thân thiện với môi trường, hướng tới nền kinh tế xanh và có mức cácbon thấp;
21. Cân nhắc khả năng xây dựng một chương trình hành động ASEAN để tăng cường nhận thức và ứng phó với biến đổi khí hậu;
22. Xây dựng các kịch bản về tác động của biến đổi khí hậu đối với khu vực ASEAN làm nền tảng thực hiện báo cáo đánh giá tác động của biến đổi khí hậu của ASEAN, để cung cấp thông tin cho Báo cáo đánh giá lần thứ 5 (AR 5) của Ủy ban Liên chính phủ Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (IPPC) năm 2015, có cân nhắc đến các sáng kiến liên quan tại các diễn đàn đa phương khác;
23. Tăng cường hợp tác và phối hợp trong ASEAN nhằm nâng cao nhận thức của khu vực về môi trường, công nghệ thân thiện với môi trường và biến đổi khí hậu nhằm phục vụ tốt hơn công tác nghiên cứu và giáo dục về các lĩnh vực này trong khu vực;
Tuyên bố này được làm tại Hà Nội, Việt Nam ngày 9 tháng 4 năm 2010./.
Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố của các nhà lãnh đạo ASEAN về hợp tác ứng phó với biến đổi khí hậu:
Chúng tôi, những người đứng đầu Nhà nước/Chính phủ Brunei Darussalam, Vương quốc Campuchia, Cộng hòa Indonesia, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Malaysia, Liên bang Myanmar, Cộng hòa Philippines, Cộng hòa Singapore, Vương quốc Thái Lan và Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các nước thành viên ASEAN, nhân dịp Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 16;
Nhắc lại các cam kết trong Tuyên bố chung ASEAN về biến đổi khí hậu tại Hội nghị lần thứ 15 các bên tham gia (COP) Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) và Hội nghị lần thứ 5 các bên (CMP) tham gia Nghị định thư Kyoto (2009), Tuyên bố ASEAN tại Hội nghị lần thứ 13 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu và Hội nghị lần thứ 3 các bên tham gia Nghị định thư Kyoto (2007), và Tuyên bố ASEAN về môi trường bền vững (2007);
Khẳng định lại rằng Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu và Nghị định thư Kyoto là khuôn khổ và công cụ pháp lý hiện thời cho cộng đồng quốc tế ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu và rằng các kết quả toàn diện, hiệu quả và ràng buộc của Lộ trình Bali là cần thiết để thúc đẩy thực hiện Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu và Nghị định thư Kyoto và cần được giải quyết một cách minh bạch và dựa trên đồng thuận;
Tiếp tục khẳng định nguyên tắc công bằng và phù hợp với trách nhiệm chung nhưng có sự khác biệt tùy thuộc vào khả năng và hoàn cảnh cụ thể của từng nước;
Nhận thức rằng trong khi Thỏa thuận Copenhagen không phải là công cụ ràng buộc về pháp lý, thỏa thuận này có những yếu tố có thể được xem xét như những yếu tố đầu vào cho tiến trình hai kênh của nhóm công tác tạm thời về các hành động hợp tác dài hạn (AWGLCA) và nhóm công tác tạm thời về các cam kết tiếp tục giảm thiểu khí thải đối với các bên thuộc Phụ lục I của Nghị định thư Kyoto (AWGKP), nhằm đạt được một thỏa thuận bình đẳng, công bằng và ràng buộc về pháp lý để đảm bảo thành công cho Hội nghị COP-16/CMP-6 tại Mexico;
Ghi nhận một số lượng lớn các quốc gia tham gia Thỏa thuận Copenhagen;
Thừa nhận rằng khu vực Đông Nam Á cũng dễ tổn thương trước biến đổi khí hậu, yếu tố sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hầu hết các khía cạnh của đời sống và giới hạn các lựa chọn phát triển cho tương lai, trong đó có các nỗ lực của chúng ta nhằm đạt được các mục tiêu thiên niên kỷ;
Thừa nhận tầm quan trọng của việc quản lý rừng bền vững trong ASEAN sẽ đóng góp đáng kể cho các nỗ lực quốc tế nhằm thúc đẩy tính bền vững của môi trường và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu;
Chia sẻ tầm nhìn vì một cộng đồng ASEAN đủ năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu, và ủng hộ các nỗ lực quốc gia và toàn cầu ứng phó với biến đổi khí hậu phù hợp với trách nhiệm chung nhưng có sự khác biệt tùy thuộc vào năng lực của từng nước;
Tuyên bố:
Hướng tới một giải pháp toàn cầu cho thách thức về biến đổi khí hậu tại COP-16/CMP-6:
1. Khẳng định lại quyền được phát triển bền vững và quyết tâm nhằm đạt được mục tiêu cao nhất của Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu nhằm ổn định nồng độ khí nhà kính trong khí quyển ở một mức độ có thể ngăn ngừa những can thiệp gây hại cho khí hậu do con người và cho phép hệ sinh thái thích ứng với biến đổi khí hậu một cách tự nhiên trong một khung thời gian hợp lý, nhằm đảm bảo sản xuất lương thực không bị đe dọa và tạo điều kiện phát triển kinh tế bền vững;
2. Thúc giục các bên hợp tác nhằm đảm bảo một hiệp định có tính ràng buộc pháp lý, đặc biệt nhằm giới hạn mức tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu dưới 2°C so với mức tăng thời kỳ tiền công nghiệp, và khuyến khích tất cả các bên liên quan tham gia tiếp tục thảo luận để soạn thảo các điều khoản thích hợp, cần được thông qua tại Hội nghị COP16/CMP16 diễn ra vào tháng 12 năm 2010;
3. Kêu gọi các nước phát triển tiếp tục đi đầu bằng việc đưa ra các cam kết cao hơn và đề ra những mục tiêu cụ thể và ràng buộc nhằm giảm phát thải nhà kính về trung hạn và dài hạn;
4. Thúc giục các nước phát triển hỗ trợ các nước đang phát triển, và cân nhắc đầy đủ các nhu cầu cụ thể và tình hình đặc biệt của các nước kém phát triển nhất và các nước bị tác động nhiều nhất từ biến đổi khí hậu, với các nguồn lực tài chính đầy đủ, có thể dự đoán và bền vững, chuyển giao công nghệ, cũng như tăng cường năng lực hỗ trợ các nỗ lực thích ứng và các hành động giảm thiểu quốc gia phù hợp của các nước đang phát triển thông qua các thỏa thuận thể chế mới và hiệu quả;
5. Thúc giục tất cả các nước, đặc biệt là các nước phát triển đảm bảo rằng các chính sách và các biện pháp đơn phương hiện nay cũng như trong tương lai và cơ chế trên cơ sở thị trường trong việc ứng phó biến đổi khí hậu sẽ không ảnh hưởng tiêu cực tới thương mại quốc tế cũng như sự phát triển kinh tế-xã hội bền vững của các nước đang phát triển, có cân nhắc đầy đủ tới các nhu cầu cụ thể và tình hình đặc biệt của các nước kém phát triển nhất;
6. Thúc giục các nước phát triển thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình theo Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu nhằm cung cấp nguồn quỹ tăng thêm, mới và bổ sung, đầy đủ và dự đoán được cho các nước đang phát triển, có cân nhắc đầy đủ tới các nhu cầu cụ thể và tình hình đặc biệt của các nước kém phát triển nhất và các nước bị ảnh hưởng nhiều nhất do biến đổi khí hậu. Các quốc gia này sẽ được cung cấp các biện pháp khuyến khích nhằm tiếp tục phát triển theo con đường phát thải thấp;
7. Khuyến khích tất cả các nước đang phát triển đóng góp tích cực vào nỗ lực toàn cầu thông qua phát triển và thực thi các hành động giảm thiểu phù hợp ở cấp quốc gia (NAMAs) trên cơ sở tự nguyện, phù hợp với các hoàn cảnh quốc gia khác nhau, trong khi hoan nghênh các hỗ trợ tài chính và kỹ thuật đầy đủ cho các nước này;
8. Khuyến khích hợp tác Nam-Nam nhằm ủng hộ các nước ASEAN giải quyết các tác động của biến đổi khí hậu thông qua hợp tác kỹ thuật và xây dựng năng lực;
9. Khẳng định lại rằng thỏa thuận và việc thực hiện có hiệu quả các cơ chế mới của sáng kiến giảm thiểu phát thải từ nạn phá rừng và suy thoái rừng (REDD) là rất quan trọng đối với sự đóng góp của các nước thành viên ASEAN nhằm giảm phát thải, và tạo cơ hội tăng cường đối thoại về đa dạng sinh học và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên, cũng như hỗ trợ sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư địa phương;
10. Hợp tác trên tinh thần xây dựng để đảm bảo rằng kết quả của Hội nghị COP16/CMP6 sẽ lồng ghép các hành động hợp tác dài hạn nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu phù hợp với các nguyên tắc và điều khoản của Công ước và Chương trình hành động Bali, đặc biệt về giảm thiểu, thích ứng, tài chính, chuyển giao công nghệ, xây dựng năng lực và có cân nhắc đến hoàn cảnh cụ thể của các bên và một thỏa thuận tương lai về giai đoạn cam kết thứ hai của Nghị định thư Kyoto;
11. Cam kết đóng góp tích cực cho sự thành công của Hội nghị COP16/CMP6.
Hướng tới một Cộng đồng ASEAN đủ năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu
12. Tiếp tục trao đổi ý kiến giữa các nước thành viên ASEAN về các cuộc thương lượng quốc tế về khí hậu trong khuôn khổ Công ước khung của Liên hợp quốc, trước và trong Hội nghị tại Mexico (COP16/CMP6) cũng như các hội nghị quốc tế khác có liên quan. Trên tinh thần đó, nhóm công tác mới được thành lập của ASEAN về biến đổi khí hậu (AWGCC) cần tăng cường hoạt động nhằm xây dựng hiểu biết và lập trường chung của ASEAN tại Hội nghị COP16/CMP6 sắp tới trong năm 2010 phù hợp với Lộ trình Bali.
13. Thúc giục Sáng kiến ASEAN về biến đổi khí hậu (ACCI) chủ động đưa ra một cơ chế tham vấn nhằm tăng cường hơn nữa điều phối và hợp tác khu vực trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu;
14. Tăng cường hợp tác khoa học về:
a. Giảm thiểu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu theo các kịch bản khác nhau về phát thải khí nhà kính cho khu vực ASEAN và cho các địa phương theo các mô hình đa dạng;
b. Đánh giá chi tiết tác động của biến đổi khí hậu, đánh giá mức độ tổn thương, các lựa chọn và nhu cầu thích ứng của khu vực Đông Nam Á và các tiểu vùng như BIMP-EAGA và tiểu vùng Mekong mở rộng;
c. Xác định nhu cầu và cơ hội giảm phát thải khí nhà kính với sự hỗ trợ của quốc gia và quốc tế, ví dụ như trong quản lý đất bùn, lâm nghiệp, nông nghiệp, các biện pháp về sử dụng hiệu quả năng lượng trong công nghiệp và sinh hoạt, sản xuất năng lượng tái sinh và giao thông vận tải;
15. Tham gia hợp tác trong nghiên cứu phát triển và chia sẻ kiến thức, kể cả trong quản lý và sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao sản xuất lương thực và năng suất nông nghiệp và sự bền vững của các nguồn nước, đồng thời thích ứng với các tác động có hại của biến đổi khí hậu và giảm thiểu phát thải khí nhà kính trong sản xuất nông nghiệp, qua đó bảo đảm an ninh lương thực trong khu vực ASEAN;
16. Cam kết thúc đẩy các chương trình nâng cao nhận thức cho người dân về biến đổi khí hậu và xây dựng các thói quen hướng tới một xã hội phát thải thấp, kể cả thông qua tăng cường giáo dục về biến đổi khí hậu;
17. Lồng ghép các chiến lược giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu vào các chiến lược và chính sách quốc gia phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững;
18. Tăng cường sự tham gia của ASEAN vào việc tăng cường hợp tác/nỗ lực quốc tế ứng phó với biến đổi khí hậu và đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với phát triển kinh tế-xã hội, y tế, môi trường và nguồn nước, bao gồm cả các hoạt động nâng cao năng lực thích ứng và hỗ trợ các hoạt động thích ứng;
19. Khuyến khích hợp tác với các thể chế khu vực và tiểu khu vực khác như tiểu vùng Mekong mở rộng và Ủy hội sông Mekong (MRC), trong khi hoan nghênh kết quả của Hội nghị thượng đỉnh lần thứ nhất của MRC tại Thái Lan ngày 4-5/4/2010, được thể hiện trong “Tuyên bố về việc đáp ứng nhu cầu, tạo sự cân bằng: Hướng tới phát triển bền vững của lưu vực sông Mekong” đề cao việc sử dụng, quản lý và phát triển bền vững nước và các nguồn tài nguyên liên quan;
20. Hợp tác về công nghệ thân thiện với môi trường, hướng tới nền kinh tế xanh và có mức cácbon thấp;
21. Cân nhắc khả năng xây dựng một chương trình hành động ASEAN để tăng cường nhận thức và ứng phó với biến đổi khí hậu;
22. Xây dựng các kịch bản về tác động của biến đổi khí hậu đối với khu vực ASEAN làm nền tảng thực hiện báo cáo đánh giá tác động của biến đổi khí hậu của ASEAN, để cung cấp thông tin cho Báo cáo đánh giá lần thứ 5 (AR 5) của Ủy ban Liên chính phủ Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (IPPC) năm 2015, có cân nhắc đến các sáng kiến liên quan tại các diễn đàn đa phương khác;
23. Tăng cường hợp tác và phối hợp trong ASEAN nhằm nâng cao nhận thức của khu vực về môi trường, công nghệ thân thiện với môi trường và biến đổi khí hậu nhằm phục vụ tốt hơn công tác nghiên cứu và giáo dục về các lĩnh vực này trong khu vực;
Tuyên bố này được làm tại Hà Nội, Việt Nam ngày 9 tháng 4 năm 2010./.
(TTXVN/Vietnam+)