Báo cáo của các nhà khoa học thuộc Đại học Cambridge (Anh) cho biết đã nghiên cứu thành công tụy nhận tạo thông minh.
Việc ghép tụy nhân tạo này có thể giúp điều chỉnh lượng insulin theo sự biến đổi của nồng độ đường trong máu của cơ thể người, qua đó giúp người mắc bệnh tiểu đường có thể khống chế hiệu quả lượng đường trong máu.
Các nhà khoa học đã tiến hành trắc nghiệm lâm sàng đối với 17 thanh thiếu niên mắc bệnh tiểu đường tuýp I.
Kết quả phát hiện, so với việc bổ sung theo định lượng và thời lượng insulin thông thường, việc ghép tụy nhân tạo để bổ sung insulin có thể khống chế nồng độ đường trong máu ở phạm vi trung bình trong khoảng 60% lượng thời gian, trong khi đó việc bổ sung theo định lượng và thời lượng insulin thông thường tỷ lệ này chỉ là 40% lượng thời gian.
Ngoài ra, khi ngủ đường trong máu quá thấp là vấn đề thường xảy ra khi trị liệu bằng insulin ở những người mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt vào buổi tối sau khi ăn cơm no hoặc hoạt động thể dục, nhu cầu của con người đối với insulin đều có sự biến đổi, việc bổ sung insulin theo phương pháp thông thường không thể thích ứng được với sự biến đổi đó, trong khi đó phương pháp ghép tụy nhân tạo thông minh để bổ sung insulin lại giải quyết được vấn đề này.
Tiến sỹ Hovorka thuộc Đại học Cambridge cho biết, đây là lần đầu tiên thông qua thí nghiệm lâm sàng chứng minh được rằng có thể lợi dụng phần mềm để kết hợp giữa việc kiểm nghiệm lượng đường trong máu với việc ghép tụy nhân tạo bổ sung insulin, qua đó thực hiện việc bổ sung thông minh lượng insulin./.
Việc ghép tụy nhân tạo này có thể giúp điều chỉnh lượng insulin theo sự biến đổi của nồng độ đường trong máu của cơ thể người, qua đó giúp người mắc bệnh tiểu đường có thể khống chế hiệu quả lượng đường trong máu.
Các nhà khoa học đã tiến hành trắc nghiệm lâm sàng đối với 17 thanh thiếu niên mắc bệnh tiểu đường tuýp I.
Kết quả phát hiện, so với việc bổ sung theo định lượng và thời lượng insulin thông thường, việc ghép tụy nhân tạo để bổ sung insulin có thể khống chế nồng độ đường trong máu ở phạm vi trung bình trong khoảng 60% lượng thời gian, trong khi đó việc bổ sung theo định lượng và thời lượng insulin thông thường tỷ lệ này chỉ là 40% lượng thời gian.
Ngoài ra, khi ngủ đường trong máu quá thấp là vấn đề thường xảy ra khi trị liệu bằng insulin ở những người mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt vào buổi tối sau khi ăn cơm no hoặc hoạt động thể dục, nhu cầu của con người đối với insulin đều có sự biến đổi, việc bổ sung insulin theo phương pháp thông thường không thể thích ứng được với sự biến đổi đó, trong khi đó phương pháp ghép tụy nhân tạo thông minh để bổ sung insulin lại giải quyết được vấn đề này.
Tiến sỹ Hovorka thuộc Đại học Cambridge cho biết, đây là lần đầu tiên thông qua thí nghiệm lâm sàng chứng minh được rằng có thể lợi dụng phần mềm để kết hợp giữa việc kiểm nghiệm lượng đường trong máu với việc ghép tụy nhân tạo bổ sung insulin, qua đó thực hiện việc bổ sung thông minh lượng insulin./.
Ngọc Thúy (Vietnam+)