Ngày 7/1, tại đền thờ nhà giáo Chu Văn An thuộc phường Văn An, thị xã Chí Linh (Hải Dương) đã diễn ra lễ tưởng niệm 642 năm Ngày mất của ông.
Chu Văn An (1292-1370) là nhà giáo và nhà thơ, có tên là Chu An, tự là Linh Triệt, quê thôn Văn, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì (Hà Nội). Chu Văn An là người chính trực, từng đỗ Thái học sinh nhưng không ra làm quan mà mở trường dạy học.
Đời Trần Minh Tông, ông làm việc ở Quốc Tử Giám, phụ trách việc giảng kinh cho Thái tử và biên soạn sách. Ông là người có công lớn trong việc truyền bá, giáo dục tư tưởng đạo đức Khổng giáo vào Việt Nam.
Đời Trần Dụ Tông, Chu Văn An đang làm quan tại triều đình, thấy chính sự bại hoại, ông đã viết "Thất trảm sớ" xin chém đầu bảy gian thần. Vua không nghe, ông bèn từ quan, về ở ẩn ở núi Phượng Hoàng (thị xã Chí Linh, Hải Dương) dạy học, viết sách cho tới khi mất.
Học trò của Chu Văn An có nhiều người hiển đạt như Phạm Sư Mạnh, Lê Bá Quát... Sau khi mất, ông được thờ ở Văn Miếu (Hà Nội). Ông sáng tác tập thơ chữ Hán "Tiều ẩn thi tập," một số bài thơ còn chép ở trong "Toàn Việt thi lục" do Lê Quý Đôn sưu tập. Chu Văn An còn cùng với Hàn Thuyên, Nguyễn Sĩ Cố là những người đầu tiên dùng chữ nôm để sáng tác văn học.
Hàng năm, cứ mỗi dịp đầu xuân, du khách thập phương đều tìm về đền thờ thầy giáo Chu Văn An để thắp hương cho ông, du khách như muốn tìm về không gian của người xưa dạy về đạo lập thân, tu nghiệp, sửa mình để tâm hồn được trong sáng hơn.
Đền thờ Chu Văn An còn là nơi diễn ra nhiều hoạt động nhằm tôn vinh những điển hình trong ngành giáo dục của cả nước. Nhiều trường học trong cả nước cũng đã tổ chức cho học sinh đến đây tham quan kết hợp tuyên dương, khen thưởng học sinh đạt thành tích xuất sắc trong học tập.
Du khách đến viếng đền đầu xuân thường xin chữ thánh hiền từ các cụ đồ nho, cầu công danh hiển đạt, học hành, khoa cử tiến bộ./.
Chu Văn An (1292-1370) là nhà giáo và nhà thơ, có tên là Chu An, tự là Linh Triệt, quê thôn Văn, xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì (Hà Nội). Chu Văn An là người chính trực, từng đỗ Thái học sinh nhưng không ra làm quan mà mở trường dạy học.
Đời Trần Minh Tông, ông làm việc ở Quốc Tử Giám, phụ trách việc giảng kinh cho Thái tử và biên soạn sách. Ông là người có công lớn trong việc truyền bá, giáo dục tư tưởng đạo đức Khổng giáo vào Việt Nam.
Đời Trần Dụ Tông, Chu Văn An đang làm quan tại triều đình, thấy chính sự bại hoại, ông đã viết "Thất trảm sớ" xin chém đầu bảy gian thần. Vua không nghe, ông bèn từ quan, về ở ẩn ở núi Phượng Hoàng (thị xã Chí Linh, Hải Dương) dạy học, viết sách cho tới khi mất.
Học trò của Chu Văn An có nhiều người hiển đạt như Phạm Sư Mạnh, Lê Bá Quát... Sau khi mất, ông được thờ ở Văn Miếu (Hà Nội). Ông sáng tác tập thơ chữ Hán "Tiều ẩn thi tập," một số bài thơ còn chép ở trong "Toàn Việt thi lục" do Lê Quý Đôn sưu tập. Chu Văn An còn cùng với Hàn Thuyên, Nguyễn Sĩ Cố là những người đầu tiên dùng chữ nôm để sáng tác văn học.
Hàng năm, cứ mỗi dịp đầu xuân, du khách thập phương đều tìm về đền thờ thầy giáo Chu Văn An để thắp hương cho ông, du khách như muốn tìm về không gian của người xưa dạy về đạo lập thân, tu nghiệp, sửa mình để tâm hồn được trong sáng hơn.
Đền thờ Chu Văn An còn là nơi diễn ra nhiều hoạt động nhằm tôn vinh những điển hình trong ngành giáo dục của cả nước. Nhiều trường học trong cả nước cũng đã tổ chức cho học sinh đến đây tham quan kết hợp tuyên dương, khen thưởng học sinh đạt thành tích xuất sắc trong học tập.
Du khách đến viếng đền đầu xuân thường xin chữ thánh hiền từ các cụ đồ nho, cầu công danh hiển đạt, học hành, khoa cử tiến bộ./.
Mạnh Tú (TTXVN)