Ngày 11/4, Bộ Y tế và Tổ chức Y tế Thế giới, Đại sứ quán Italy tại Việt Nam đã tổ chức buổi lễ tưởng nhớ bác sỹ Carlo Urbani - người đã hi sinh và có những đóng góp to lớn góp phần đẩy lùi căn bệnh SARS tại Việt Nam.
Bác sỹ Carlo Urbani (sinh năm 1956) tại Italy, là bác sỹ chuyên khoa truyền nhiễm, chuyên gia dịch tễ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam từ năm 2000. Ông cũng là người đầu tiên xác định được Hội chứng hô hấp cấp tính nặng do loại siêu vi khuẩn coronavirus gây ra (bệnh SARS) tại Việt Nam.
Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, trong không khí trang trọng và nồng ấm tình thân của những người bạn, người thân và bạn bè từ nhiều nơi trên thế giới đã cùng nhau hướng về “tưởng nhớ bác sỹ Carlo Urbani,” một người đồng nghiệp, một người đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp bảo vệ sức khỏe, cứu sống người bệnh.
Thứ trưởng nhấn mạnh, những ngày này cách đây 10 năm khi những bệnh nhân mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp tính nặng không rõ nguyên nhân bắt đầu được ghi nhận tại Trung Quốc. Đến ngày 26/2/2003 bệnh nhân Johniny Chun Cheng (người Mỹ gốc Hoa) đến Bệnh viện Việt-Pháp của Việt Nam với những biểu hiện tương tự. Ngay sau khi có ca bệnh đầu tiên, Bệnh viện Việt-Pháp đã liên lạc với văn phòng WHO tại Việt Nam và tổ chức này đã giới thiệu ông Caro Urbani, vì bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào ông đều sẵn sàng có mặt cứu chữa cho người bệnh.
Tại thời điểm đó ngành y tế vẫn chưa xác định rõ bệnh do nguyên nhân gì, tuy nhiên với những diễn biến nhanh và nặng đã làm cho nhiều người lo sợ. Mặc dù đã nhận được những cảnh báo nguy hiểm, bác sỹ Carlo Urbani với tình yêu thương vô bờ dành cho con người hầu như ngày nào ông cũng có mặt ở bệnh viện, cùng các bác sy, y tá thăm khám bệnh nhân đầu tiên và những người bị lây sau đó.
Thứ trưởng Long nhớ lại, bản thân ông nhớ như in ngày 3/3/2003, khi cùng với lãnh đạo Vụ Y tế dự phòng (nay là Cục Y tế Dự phòng) tiếp bác sỹ Carlo Urbani bàn về các biện pháp kiểm soát tình hình dịch SARS.
”Trong cảm nhận của tôi, bác sỹ Carlo Urbani đúng là người làm việc với khẩu hiệu “Nhiệm vụ của bác sỹ là đến bên người bệnh.” Chính sự nhạy bén của một chuyên gia về các bệnh nhiễm trùng và của một thầy thuốc về y tế công cộng đã giúp ông nhận ra rằng, đây là một loại bệnh dịch mới, nguy hiểm và rất dễ lây lan. Ông đã cùng đồng nghiệp Việt Nam đề xuất các biện pháp cách ly, chống lây lan và khống chế dịch bệnh."
Tuy nhiên, vào ngày 11/3, trên chuyến bay đến Bangkok (Thái Lan) cho một cuộc thuyết trình sắp diễn ra. Ông Carlo Urbani cảm thấy đau đầu, chóng mặt, ho khan và sốt. Với những biểu hiện đó, vị bác sỹ này biết mình đã bị nhiễm bệnh SARS và 18 ngày sau đó ông đã qua đời.
Ngày 28/4, căn bệnh SARS tại Việt Nam đã chính thưc bị tiêu diệt. Cùng với niềm hân hoan về thành quả khống chế được dịch, nhiều đội ngũ y bác sỹ và cả ngành y Việt Nam không thể quên cái tên bác sỹ Carlo Urbani. Bởi nhờ có ông nhanh chóng cảnh báo và nhận diện về sự nguy hiểm của dịch bệnh, cách ly người bệnh kịp thời nên dịch bệnh trên đã được khống chế.
Dịch SARS là một trong những dịch bệnh nguy hiểm mới nổi đầu tiên được ghi nhận trong thế kỷ 21 đã làm cho cả thế giới kinh hoàng khi chỉ trong thời gian ngắn đã lây lan ở 32 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 8.400 người mắc và 916 người tử vong. Sự tiến triển nhanh của bệnh cùng với đặc tính dễ lây lan đã tạo nên một sự hoang mang lo lắng tột độ của những người dân phải tiếp xúc, sống gần khu vực có người bệnh.
Trong bối cảnh cả thế giới chung sức dành hết tâm huyết cho công cuộc phòng chống bệnh SARS, Việt Nam cũng đã huy động toàn bộ hệ thống chính trị vào cuộc. Sau 45 ngày chống chọi với dịch bệnh Việt Nam đã được WHO ghi nhận là quốc gia đầu tiên khống chế thành công dịch SARS.
Trong 45 ngày diễn ra dịch bệnh SARS, tại Việt Nam đã có 63 trường hợp mắc, trong đó có 37 trường hợp là các y, bác sỹ và đã có 5 trường hợp tử vong.
Thứ trưởng Long nhấn mạnh, dịch SARS đã được khống chế thành công tại Việt Nam, nhưng chúng ta cũng đã phải trả một cái giá đắt đó là sự hy sinh của bác sỹ Urbani và một số bác sỹ, y tá của Việt Nam. Những bài học về việc đối phó và phòng chống dịch bệnh SARS luôn nhắc nhở ngành y tế phải đề cao cảnh giác với những bệnh lạ mới phát sinh để có những biện pháp kịp thời./.
Bác sỹ Carlo Urbani (sinh năm 1956) tại Italy, là bác sỹ chuyên khoa truyền nhiễm, chuyên gia dịch tễ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam từ năm 2000. Ông cũng là người đầu tiên xác định được Hội chứng hô hấp cấp tính nặng do loại siêu vi khuẩn coronavirus gây ra (bệnh SARS) tại Việt Nam.
Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, trong không khí trang trọng và nồng ấm tình thân của những người bạn, người thân và bạn bè từ nhiều nơi trên thế giới đã cùng nhau hướng về “tưởng nhớ bác sỹ Carlo Urbani,” một người đồng nghiệp, một người đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp bảo vệ sức khỏe, cứu sống người bệnh.
Thứ trưởng nhấn mạnh, những ngày này cách đây 10 năm khi những bệnh nhân mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp tính nặng không rõ nguyên nhân bắt đầu được ghi nhận tại Trung Quốc. Đến ngày 26/2/2003 bệnh nhân Johniny Chun Cheng (người Mỹ gốc Hoa) đến Bệnh viện Việt-Pháp của Việt Nam với những biểu hiện tương tự. Ngay sau khi có ca bệnh đầu tiên, Bệnh viện Việt-Pháp đã liên lạc với văn phòng WHO tại Việt Nam và tổ chức này đã giới thiệu ông Caro Urbani, vì bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào ông đều sẵn sàng có mặt cứu chữa cho người bệnh.
Tại thời điểm đó ngành y tế vẫn chưa xác định rõ bệnh do nguyên nhân gì, tuy nhiên với những diễn biến nhanh và nặng đã làm cho nhiều người lo sợ. Mặc dù đã nhận được những cảnh báo nguy hiểm, bác sỹ Carlo Urbani với tình yêu thương vô bờ dành cho con người hầu như ngày nào ông cũng có mặt ở bệnh viện, cùng các bác sy, y tá thăm khám bệnh nhân đầu tiên và những người bị lây sau đó.
Thứ trưởng Long nhớ lại, bản thân ông nhớ như in ngày 3/3/2003, khi cùng với lãnh đạo Vụ Y tế dự phòng (nay là Cục Y tế Dự phòng) tiếp bác sỹ Carlo Urbani bàn về các biện pháp kiểm soát tình hình dịch SARS.
”Trong cảm nhận của tôi, bác sỹ Carlo Urbani đúng là người làm việc với khẩu hiệu “Nhiệm vụ của bác sỹ là đến bên người bệnh.” Chính sự nhạy bén của một chuyên gia về các bệnh nhiễm trùng và của một thầy thuốc về y tế công cộng đã giúp ông nhận ra rằng, đây là một loại bệnh dịch mới, nguy hiểm và rất dễ lây lan. Ông đã cùng đồng nghiệp Việt Nam đề xuất các biện pháp cách ly, chống lây lan và khống chế dịch bệnh."
Tuy nhiên, vào ngày 11/3, trên chuyến bay đến Bangkok (Thái Lan) cho một cuộc thuyết trình sắp diễn ra. Ông Carlo Urbani cảm thấy đau đầu, chóng mặt, ho khan và sốt. Với những biểu hiện đó, vị bác sỹ này biết mình đã bị nhiễm bệnh SARS và 18 ngày sau đó ông đã qua đời.
Ngày 28/4, căn bệnh SARS tại Việt Nam đã chính thưc bị tiêu diệt. Cùng với niềm hân hoan về thành quả khống chế được dịch, nhiều đội ngũ y bác sỹ và cả ngành y Việt Nam không thể quên cái tên bác sỹ Carlo Urbani. Bởi nhờ có ông nhanh chóng cảnh báo và nhận diện về sự nguy hiểm của dịch bệnh, cách ly người bệnh kịp thời nên dịch bệnh trên đã được khống chế.
Dịch SARS là một trong những dịch bệnh nguy hiểm mới nổi đầu tiên được ghi nhận trong thế kỷ 21 đã làm cho cả thế giới kinh hoàng khi chỉ trong thời gian ngắn đã lây lan ở 32 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 8.400 người mắc và 916 người tử vong. Sự tiến triển nhanh của bệnh cùng với đặc tính dễ lây lan đã tạo nên một sự hoang mang lo lắng tột độ của những người dân phải tiếp xúc, sống gần khu vực có người bệnh.
Trong bối cảnh cả thế giới chung sức dành hết tâm huyết cho công cuộc phòng chống bệnh SARS, Việt Nam cũng đã huy động toàn bộ hệ thống chính trị vào cuộc. Sau 45 ngày chống chọi với dịch bệnh Việt Nam đã được WHO ghi nhận là quốc gia đầu tiên khống chế thành công dịch SARS.
Trong 45 ngày diễn ra dịch bệnh SARS, tại Việt Nam đã có 63 trường hợp mắc, trong đó có 37 trường hợp là các y, bác sỹ và đã có 5 trường hợp tử vong.
Thứ trưởng Long nhấn mạnh, dịch SARS đã được khống chế thành công tại Việt Nam, nhưng chúng ta cũng đã phải trả một cái giá đắt đó là sự hy sinh của bác sỹ Urbani và một số bác sỹ, y tá của Việt Nam. Những bài học về việc đối phó và phòng chống dịch bệnh SARS luôn nhắc nhở ngành y tế phải đề cao cảnh giác với những bệnh lạ mới phát sinh để có những biện pháp kịp thời./.
Thùy Giang (Vietnam+)