Một tuần đàm phán cấp chuyên viên và ngày khai mạc phiên họp cấp cao Hội nghị Liên hợp quốc lần thứ 16 về biến đổi khí hậu (COP 16) tại thành phố biển Cancun ở Đông Nam Mexico đã diễn ra.
Tuy nhiên, dường như tương lai cho một thỏa thuận mới tại Cancun vẫn còn rất xa vời khi đại diện của 194 quốc gia tham dự chưa tìm được tiếng nói chung về các vấn đề mấu chốt, trong đó có giai đoạn 2 Nghị định thư Kyoto và cơ chế minh bạch quá trình cắt giảm khí thải gây ô nhiễm.
Tại hội nghị, Tổng thống nước chủ nhà Felipe Calderon tiếp tục kêu gọi các quốc gia đặt lợi ích toàn cầu lên trên lợi ích quốc gia và nên có tầm nhìn xa hơn biên giới lãnh thổ. Ông nhấn mạnh các nước "cần có thiện chí, lòng tin và hiểu biết lẫn nhau, để có thể mang lại cơ hội mở ra một cánh cửa trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu."
Quan chức về biến đổi khí hậu hàng đầu của Liên hợp quốc, bà Christiana Figueres cảnh báo "thế giới không còn nhiều thời gian để cứu Trái Đất. Số phận của các đảo nhỏ vùng thấp ngoài khơi như Tuvalu, Maldives, Kiribati, Vanuatu là lời cảnh tỉnh đối với chúng ta."
Trước đó, Chương trình môi trường Liên hợp quốc (UNEP) đã công bố kết quả nghiên cứu cho thấy ngay cả khi cam kết cắt giảm khí thải đang được bàn tới có thành hiện thực, chúng cũng không đủ để giảm mức tăng nhiệt độ trên Trái Đất xuống mức mà chính phủ các nước mong muốn, tức từ 1,5 đến 2 độ C.
Theo chuyên gia thuộc Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF), để đạt mục tiêu trên, các nước dự Hội nghị Cancun phải có hành động thật mạnh, bằng cách tăng cam kết cắt giảm khí thải của họ. Bằng không mọi thứ chỉ là nửa vời.
Trong khi đó, tại cuộc gặp gỡ với các đoàn, Ngoại trưởng Mexico đồng thời là Chủ tịch COP 16, bà Patricia Espinosa, nhấn mạnh các nước cần nêu cao ý thức chính trị, tận dụng thời gian còn lại cùng nhau tìm ra giải pháp thỏa đáng và tiến tới xóa bỏ khoảng cách giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển.
Đa số đại diện các nước đang phát triển cho rằng nếu Hội nghị không đạt được cam kết cụ thể về việc gia hạn Nghị định thư Kyoto, những tiến bộ trên các lĩnh vực khác đều không có ý nghĩa.
Nhóm các nước phát triển yêu cầu Mỹ và Trung Quốc cam kết cụ thể về mục tiêu cắt giảm khí thải và những mục tiêu này phải được thể hiện trong văn kiện cuối cùng của Hội nghị.
Các đại diện của Pháp, Đức, Anh, Đan Mạch và Tây Ban Nha đã tuyên bố sẵn sàng cắt giảm tới 30% lượng khí thải độc hại so với năm 1990 và đại diện Mỹ nhấn mạnh cam kết tiến tới thỏa thuận mới tại Cancun.
Cao ủy châu Âu phụ trách các vấn đề biến đổi khí hậu, bà Connie Hedegaard đề nghị Trung Quốc chấp nhận cơ chế theo dõi về cắt giảm khí thải. Ngoài ra, lập trường cứng rắn của Nhật Bản ngay từ khi khai mạc COP 16 và được một số nước ngầm ủng hộ, theo đó kiên quyết không thực hiện giai đoạn 2 Nghị định thư Kyoto cũng là trở ngại lớn đối với tiến trình đi tới một thỏa thuận cân bằng như Liên hợp quốc và Mexico mong đợi.
Theo kế hoạch, phiên họp cao cấp của COP 16 sẽ kết thúc vào tối 9/12. Ngoài vấn đề nóng bỏng liên quan đến tương lai Nghị định thư Kyoto, đại diện các nước chỉ còn ít thời gian để bàn luận về Quỹ xanh Liên hợp quốc trị giá 100 tỷ USD để giúp các nước nghèo cắt giảm khí thải, vấn đề trồng rừng và bàn giao công nghệ liên quan./.
Tuy nhiên, dường như tương lai cho một thỏa thuận mới tại Cancun vẫn còn rất xa vời khi đại diện của 194 quốc gia tham dự chưa tìm được tiếng nói chung về các vấn đề mấu chốt, trong đó có giai đoạn 2 Nghị định thư Kyoto và cơ chế minh bạch quá trình cắt giảm khí thải gây ô nhiễm.
Tại hội nghị, Tổng thống nước chủ nhà Felipe Calderon tiếp tục kêu gọi các quốc gia đặt lợi ích toàn cầu lên trên lợi ích quốc gia và nên có tầm nhìn xa hơn biên giới lãnh thổ. Ông nhấn mạnh các nước "cần có thiện chí, lòng tin và hiểu biết lẫn nhau, để có thể mang lại cơ hội mở ra một cánh cửa trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu."
Quan chức về biến đổi khí hậu hàng đầu của Liên hợp quốc, bà Christiana Figueres cảnh báo "thế giới không còn nhiều thời gian để cứu Trái Đất. Số phận của các đảo nhỏ vùng thấp ngoài khơi như Tuvalu, Maldives, Kiribati, Vanuatu là lời cảnh tỉnh đối với chúng ta."
Trước đó, Chương trình môi trường Liên hợp quốc (UNEP) đã công bố kết quả nghiên cứu cho thấy ngay cả khi cam kết cắt giảm khí thải đang được bàn tới có thành hiện thực, chúng cũng không đủ để giảm mức tăng nhiệt độ trên Trái Đất xuống mức mà chính phủ các nước mong muốn, tức từ 1,5 đến 2 độ C.
Theo chuyên gia thuộc Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF), để đạt mục tiêu trên, các nước dự Hội nghị Cancun phải có hành động thật mạnh, bằng cách tăng cam kết cắt giảm khí thải của họ. Bằng không mọi thứ chỉ là nửa vời.
Trong khi đó, tại cuộc gặp gỡ với các đoàn, Ngoại trưởng Mexico đồng thời là Chủ tịch COP 16, bà Patricia Espinosa, nhấn mạnh các nước cần nêu cao ý thức chính trị, tận dụng thời gian còn lại cùng nhau tìm ra giải pháp thỏa đáng và tiến tới xóa bỏ khoảng cách giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển.
Đa số đại diện các nước đang phát triển cho rằng nếu Hội nghị không đạt được cam kết cụ thể về việc gia hạn Nghị định thư Kyoto, những tiến bộ trên các lĩnh vực khác đều không có ý nghĩa.
Nhóm các nước phát triển yêu cầu Mỹ và Trung Quốc cam kết cụ thể về mục tiêu cắt giảm khí thải và những mục tiêu này phải được thể hiện trong văn kiện cuối cùng của Hội nghị.
Các đại diện của Pháp, Đức, Anh, Đan Mạch và Tây Ban Nha đã tuyên bố sẵn sàng cắt giảm tới 30% lượng khí thải độc hại so với năm 1990 và đại diện Mỹ nhấn mạnh cam kết tiến tới thỏa thuận mới tại Cancun.
Cao ủy châu Âu phụ trách các vấn đề biến đổi khí hậu, bà Connie Hedegaard đề nghị Trung Quốc chấp nhận cơ chế theo dõi về cắt giảm khí thải. Ngoài ra, lập trường cứng rắn của Nhật Bản ngay từ khi khai mạc COP 16 và được một số nước ngầm ủng hộ, theo đó kiên quyết không thực hiện giai đoạn 2 Nghị định thư Kyoto cũng là trở ngại lớn đối với tiến trình đi tới một thỏa thuận cân bằng như Liên hợp quốc và Mexico mong đợi.
Theo kế hoạch, phiên họp cao cấp của COP 16 sẽ kết thúc vào tối 9/12. Ngoài vấn đề nóng bỏng liên quan đến tương lai Nghị định thư Kyoto, đại diện các nước chỉ còn ít thời gian để bàn luận về Quỹ xanh Liên hợp quốc trị giá 100 tỷ USD để giúp các nước nghèo cắt giảm khí thải, vấn đề trồng rừng và bàn giao công nghệ liên quan./.
(TTXVN/Vietnam+)