Theo trang mạng www.eastasiaforum.org, tháng 11 năm nay, ông Shinzo Abe sẽ trở thành thủ tướng tại nhiệm lâu nhất trong lịch sử Nhật Bản sau khi đã tái đắc cử chức chủ tịch đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền vào tháng 9/2018.
Với một số thành tựu đáng chú ý đã đạt được và nỗi khát khao dành thêm nhiều thành tựu nữa, có vẻ kỳ quặc khi đưa ra suy đoán về khả năng xảy ra một cuộc bầu cử sớm giữa năm do cả hai viện giải tán.
Trớ trêu thay, điều này sẽ đi ngược lại những thành công rõ rệt có thể thúc đẩy vị thế của ông.
Chịu gánh nặng về mặt nhân khẩu học với hai vấn đề dân số già và tỷ lệ sinh thấp, thành công của Abe trong việc tăng thuế tiêu thụ theo giai đoạn là một bước đi quan trọng mang tính tượng trưng để hướng tới việc giảm thuế thu nhập doanh nghiệp.
[Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trả lời phỏng vấn dành riêng cho TTXVN]
Bước tiếp theo của sự tăng thuế từ 8-10%, đã hai lần bị hoãn do những lo ngại của cử tri và giới kinh doanh về sự tình trạng lạm giảm phát kéo dài, đã được lên kế hoạch thực hiện vào tháng 10/2019.
Với những lời quảng bá về thành công của chính sách Abenomics trong bài phát biểu về chính sách hồi tháng 1/2019, sự tín nhiệm của ông Abe sẽ bị giảm bớt nếu ông lại nỗ lực trì hoãn việc tăng thuế này một lần nữa. Tuy nhiên, bối cảnh trong nước năm nay có thể gây khó khăn cho ông Abe.
Vào tháng 4/2019 tới, Nhật Bản sẽ tiến hành các cuộc bầu cử địa phương trên khắp cả nước. Đây sẽ là thước đo cho những thành công về chính sách mà ông Abe quảng bá trong bài phát biểu hồi tháng Một.
Một chính sách mới đang hiển hiện rõ rệt hơn cả, đó là dự luật nhập cư sẽ đi vào hiệu lực trong tháng Tư.
Phần lớn dư luận ở Nhật Bản đều phản đối việc có khoảng 345 nghìn lao động nước ngoài đến làm viêc ở đất nước này trong 5 năm tới đây, dù Nhật Bản vẫn đang đối mặt với tình trạng sụt giảm lao động nghiêm trọng, gấp năm lần so với số lượng người lao động nhập cư theo dự kiến.
Nghịch lý này cho thấy rõ sự thất bại hơn là thành công: các chính phủ Nhật Bản nối tiếp nhau đều hoàn toàn không thể chuẩn bị khu vực bầu cử cho số lượng người nhập cư đồ sộ.
Ông Abe hiện đang thu hoạch những gì mà những người tiền nhiệm của ông đã gieo trồng.
Trong giới cử tri cũng đang xuất hiện một thái độ oán giận rõ rệt với lo ngại về sự hấp tấp của ông Abe khi thúc đẩy dự luật gây tranh cãi trong nghị viện hồi cuối năm 2018.
Tâm lý này gợi nhớ về hàng loạt dự luật an ninh đều đã bị nhồi nhét một cách tương tự trong nghị viện hồi năm 2015, làm vấy bẩn lên những thành tựu chính trị của ông với hình ảnh độc tài trong con mắt của một số cử tri.
Một số nhánh địa phương của LDP sẽ được giảm bớt công việc vào tháng Tư tới sau khi đã dập tắt tư tưởng trừng phạt đảng cầm quyền trong giới cử tri khi có cơ hội.
Chỉ ba tháng sau đó, vào tháng Bảy này, cử tri sẽ có cơ hội thứ hai để gửi đến chính quyền ông Abe một thông điệp, lần này là trong cuộc bầu cử diễn ra ba năm một lần dành cho một nửa Thượng viện.
Sự kiện này hứa hẹn sẽ tác động và là lý do chính mà ông Abe có thể phải sử dụng phương án cuối cùng là giải thể hai viện để bầu cử sớm. Mọi thứ hầu hết phụ thuộc vào cách LDP sẽ “làm ăn” thế nào trong cuộc bầu cử tháng Tư tới.
Thế đa số sẽ là điều cần thiết để có được sự đền đáp những nỗ lực của họ trong tháng Tư và để bước vào cuộc tranh cãi trong tháng Bảy với sức mạnh mà ý chí quyết tâm.
Một kết quả nghèo nàn vào tháng Tư sẽ làm cho thái độ bất mãn đối với đảng cầm quyền của ông Abe càng nghiêm trọng hơn, buộc ông phải kiềm chế mong muốn có thêm những thay đổi chính sách gây tranh cãi như là sửa đổi điều khoản hòa bình trong Hiến pháp.
Chính phủ liên minh của ông Abe đang chiếm thế đa số tuyệt đối ở cả hai viện, điều này giúp chính phủ có thể thông qua được hầu hết các dự luật (kể cả dự luật liên quan đến việc sửa đổi hiến pháp).
Nếu mất đi thế đa số này, những tham vọng mà ông Abe đã trình bày trong bài phát biểu hồi tháng Một sẽ bị cản trở. Điều này cũng sẽ làm suy yếu vị thế của bản thân ông trong LDP.
Trong cuộc bầu cử chủ tịch LDP hồi năm 2018, chỉ có khoảng 55% số thành viên trong đảng ủng hộ ông tiếp tục làm chủ tịch LDP và thủ tướng. Và trong số nhóm người ủng hộ ông trong đảng cầm quyền, cựu bộ trưởng quốc phòng Shigeru Ishiba từng dám đứng lên chống lại ông.
Không có kết quả nào có thể khiến ông Abe hài lòng bởi ông và những chính trị gia theo phe mình trong LDP vẫn phải đổi diện với sự thanh toán chính trị trong năm 2019.
Nếu cuộc bầu cử tháng tư tới có lợi cho LDP, ông Abe có thể có động lực tổ chức một cuộc giải thể lưỡng viện nếu các điều kiện bên ngoài tạo cơ hội cho ông làm điều đó.
Hồi năm 2017, ông Abe đã dễ dàng dành chiến thắng khi tận dụng cơ hội kép là sự xáo trộn trong phe đối lập và một mối đe dọa tiềm tàng với Nhật Bản trước nỗi sợ hãi về tên lửa đạn đạo của Triều Tiên.
Hiện, ông Abe cũng đang có được cơ hội được Triều Tiên “giúp đỡ” một lần nữa. Còn Hàn Quốc thì vốn đã đem lại một nền tảng để ông đứng lên chống lại cái mà ông mô tả là sự “chống Nhật” cực đoan. Trong khi đó, phe đối lập tại Nhật vẫn đang chia rẽ và thiếu sự tín nhiệm.
Lần tăng thuế tiêu thụ tới đây sẽ làm gia tăng thái độ giận dữ trong giới tiêu dùng nếu như ông Abe không thể phá vỡ lời nguyền giảm phát hoặc nếu phe đối lập đồng lòng. LDP của ông Abe có thể sẽ đánh mất thể đa số tối đa quý giá trong một cuộc bỏ phiếu trong tương lai.
Ngay lúc này, ông Abe vẫn là lãnh đạo đáng tin cậy duy nhất trên chính trường Nhật Bản. Tiến tới một cuộc giải thể lưỡng viện trong năm nay có lẽ sẽ là ván cược tốt nhất với ông.
Hiện nay, ông Abe đang tập trung vào việc định hình di sản chính trị của ông.
Ông đã hứa hẹn làm nên lịch sử bằng việc ký kết một hiệp ước hòa bình với Nga và tuyên bố xóa bỏ tư tưởng giảm phát gây nguy hiểm cho viễn cảnh tăng trưởng của Nhật Bản.
Ông cũng đang hoạt động tích cực trong mảng an ninh, tiếp tục đưa Nhật Bản trở thành một nhân tố lập ra quy tắc toàn cầu trong các lĩnh vực không gian và thông tin, và là quán quân của chủ nghĩa quốc tế tự do, đa phương.
Tuy nhiên khoảng trời rộng lớn ấy của ông Abe sẽ phải thu hẹp vào sân sau của mình ngay trong tháng tư này, bởi những thực tế trần trụi có thể sẽ buộc ông phải kiềm chế những tham vọng lớn của mình./.