Với mong muốn được hiểu thêm về Đại tướng Võ Nguyên Giáp, phóng viên Vietnam+ đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Hồ Khang, Phó Viện trưởng Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam.
- Thưa PGS, viết và nói về Đại tướng Võ Nguyên Giáp thì bao nhiêu cũng chưa đủ nhưng ông có thể đưa ra một hướng nhìn mới để chúng ta cùng thêm hiểu, thêm kính yêu vị Đại tướng, người anh cả của Quân đội nhân dân Việt Nam?
PGS.TS Hồ Khang: Đại tướng Võ Nguyên Giáp trước tiên là vị tướng của nhân dân và trong lòng dân; ông là mẫu người tiêu biểu cho thế hệ lãnh đạo cách mạng của thời đại Hồ Chí Minh. Như thế, ông cũng là minh chứng cho sự gắn chặt giữa chính trị với quân sự: Chính trị trước hết là vì dân, quân đội mạnh nhất là quân đội từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu.
Chính những nhà lãnh đạo cách mạng Việt Nam như Đại tướng là những người đã khơi dậy sức mạnh tổng lực của toàn thể dân tộc Việt Nam trong cuộc chiến đấu sinh tử chống kẻ thù xâm lược, đặc biệt ở những thời điểm khó khăn nhất của lịch sử dân tộc.
Tại Hội thảo khoa học Việt-Mỹ tổ chức tại Hà Nội năm 1997, một thành viên trong Đoàn cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ McNamara đã hỏi Đại tướng Võ Nguyên Giáp rằng trong hai cuộc kháng chiến lớn của Việt Nam, ai là vị tướng tài ba nhất? Đại tướng Võ Nguyên Giáp trả lời: Vị tướng tài giỏi nhất chính là nhân dân Việt Nam.
Có thể nói, sự tôn kính mà nhân dân Việt Nam dành cho Đại tướng cũng xuất phát từ một cảm thức chính trị như thế: Không chỉ vì những chiến công, mà còn vì Đại tướng là hiện thân cho sự gắn bó máu thịt với số phận của nhân dân mình, đất nước mình.
Quân đội mà Đại tướng là người Anh cả, là Tổng tư lệnh trong suốt hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, là một quân đội từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu - một nguyên tắc đảm bảo cho quân đội đó luôn giữ vững bản chất cách mạng, đủ sức đương đầu và đánh bại mọi kẻ thù xâm lược.
Thế hệ của Đại tướng là thế hệ đã thấm nhuần lời dạy thiêng liêng với mỗi quân nhân Việt Nam của Bác Hồ: “Quân đội ta Trung với nước, Hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng chiến thắng.”
- Đề nghị ông nói rõ hơn sự kết hợp tố chất riêng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và nét chung của văn hóa Việt Nam?
PGS.TS Hồ Khang: Trí tuệ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp là thiên tư kết hợp với kiến thức uyên bác mà ông có được nhờ trau dồi và học tập trong thực tiễn đấu tranh vì độc lập, tự do của dân tộc, hạnh phúc của nhân dân.
Đại tướng từng là một thầy giáo dạy Lịch sử, chính vì thế mà ông có cái nhìn lịch sử. Ông biết người, hiểu mình, hiểu dân tộc mình: Một dân tộc, trong lịch sử, đời nối đời làm nông nghiệp trên mảnh đất nhiều thiên tai, địch họa: “Trông trời, trông đất, trông mây/ Trông mưa trông nắng trông ngày trông đêm/ Trông cho chân cứng đá mềm/ Trời yên biển lặng mới yên tấm lòng.” Đó là một dân tộc chuộng lối sống ôn hòa, khoan dung, "mềm như nước" mà cũng "cứng như nước"…
Một dân tộc yêu hòa bình như Việt Nam là một dân tộc sẵn sàng ra trận để bảo vệ hòa bình trên xứ sở của mình. Võ Nguyên Giáp là vị tướng của hòa bình theo nghĩa đó.
Có thể nói, ông là biểu trưng của văn hóa quân sự Việt Nam. Những kẻ thù xâm lược đất nước Việt Nam, áp đặt ách thống trị lên dân tộc này đều không hiểu hết cái nhẽ “cây muốn lặng mà gió chẳng đừng” đó. Cũng có thể nói, chính cái “chẳng đừng” ấy mà đã có những Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp… như chúng ta thấy.
Bài 2: Đại tướng Võ Nguyên Giáp và việc giữ gìn biển đảo
- Thưa PGS, viết và nói về Đại tướng Võ Nguyên Giáp thì bao nhiêu cũng chưa đủ nhưng ông có thể đưa ra một hướng nhìn mới để chúng ta cùng thêm hiểu, thêm kính yêu vị Đại tướng, người anh cả của Quân đội nhân dân Việt Nam?
PGS.TS Hồ Khang: Đại tướng Võ Nguyên Giáp trước tiên là vị tướng của nhân dân và trong lòng dân; ông là mẫu người tiêu biểu cho thế hệ lãnh đạo cách mạng của thời đại Hồ Chí Minh. Như thế, ông cũng là minh chứng cho sự gắn chặt giữa chính trị với quân sự: Chính trị trước hết là vì dân, quân đội mạnh nhất là quân đội từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu.
Chính những nhà lãnh đạo cách mạng Việt Nam như Đại tướng là những người đã khơi dậy sức mạnh tổng lực của toàn thể dân tộc Việt Nam trong cuộc chiến đấu sinh tử chống kẻ thù xâm lược, đặc biệt ở những thời điểm khó khăn nhất của lịch sử dân tộc.
Tại Hội thảo khoa học Việt-Mỹ tổ chức tại Hà Nội năm 1997, một thành viên trong Đoàn cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ McNamara đã hỏi Đại tướng Võ Nguyên Giáp rằng trong hai cuộc kháng chiến lớn của Việt Nam, ai là vị tướng tài ba nhất? Đại tướng Võ Nguyên Giáp trả lời: Vị tướng tài giỏi nhất chính là nhân dân Việt Nam.
Có thể nói, sự tôn kính mà nhân dân Việt Nam dành cho Đại tướng cũng xuất phát từ một cảm thức chính trị như thế: Không chỉ vì những chiến công, mà còn vì Đại tướng là hiện thân cho sự gắn bó máu thịt với số phận của nhân dân mình, đất nước mình.
Quân đội mà Đại tướng là người Anh cả, là Tổng tư lệnh trong suốt hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, là một quân đội từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu - một nguyên tắc đảm bảo cho quân đội đó luôn giữ vững bản chất cách mạng, đủ sức đương đầu và đánh bại mọi kẻ thù xâm lược.
Thế hệ của Đại tướng là thế hệ đã thấm nhuần lời dạy thiêng liêng với mỗi quân nhân Việt Nam của Bác Hồ: “Quân đội ta Trung với nước, Hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng chiến thắng.”
- Đề nghị ông nói rõ hơn sự kết hợp tố chất riêng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và nét chung của văn hóa Việt Nam?
PGS.TS Hồ Khang: Trí tuệ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp là thiên tư kết hợp với kiến thức uyên bác mà ông có được nhờ trau dồi và học tập trong thực tiễn đấu tranh vì độc lập, tự do của dân tộc, hạnh phúc của nhân dân.
Đại tướng từng là một thầy giáo dạy Lịch sử, chính vì thế mà ông có cái nhìn lịch sử. Ông biết người, hiểu mình, hiểu dân tộc mình: Một dân tộc, trong lịch sử, đời nối đời làm nông nghiệp trên mảnh đất nhiều thiên tai, địch họa: “Trông trời, trông đất, trông mây/ Trông mưa trông nắng trông ngày trông đêm/ Trông cho chân cứng đá mềm/ Trời yên biển lặng mới yên tấm lòng.” Đó là một dân tộc chuộng lối sống ôn hòa, khoan dung, "mềm như nước" mà cũng "cứng như nước"…
Một dân tộc yêu hòa bình như Việt Nam là một dân tộc sẵn sàng ra trận để bảo vệ hòa bình trên xứ sở của mình. Võ Nguyên Giáp là vị tướng của hòa bình theo nghĩa đó.
Có thể nói, ông là biểu trưng của văn hóa quân sự Việt Nam. Những kẻ thù xâm lược đất nước Việt Nam, áp đặt ách thống trị lên dân tộc này đều không hiểu hết cái nhẽ “cây muốn lặng mà gió chẳng đừng” đó. Cũng có thể nói, chính cái “chẳng đừng” ấy mà đã có những Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp… như chúng ta thấy.
Bài 2: Đại tướng Võ Nguyên Giáp và việc giữ gìn biển đảo
Nguyễn Anh (Vietnam+)