Ngày 22/5 (tức mùng 9/4 âm lịch), tại xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm (Hà Nội) đã diễn ra lễ hội truyền thống tưởng nhớ Thánh Gióng, người anh hùng huyền thoại được tôn vinh trong “Tứ Thánh bất tử” của tín ngưỡng dân gian Việt Nam.
Theo tương truyền, xã Phù Đổng là quê hương sinh ra người anh hùng và hiện nơi đây có đền Thượng thờ phụng Thánh Gióng.
Diễn ra trong bối cảnh Thủ đô và cả nước hướng về Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội và hồ sơ Hội Gióng đang được đề cử UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, Hội Gióng đền Phù Đổng năm nay được thành phố Hà Nội và huyện Gia Lâm đầu tư tổ chức với quy mô lớn hơn mọi năm.
Kịch bản lễ hội được xây dựng chặt chẽ, đầy đủ các lớp lang; trang phục của những người tham gia diễn xướng, cùng các đạo cụ, đồ tế rước cũng được sửa sang, làm mới đẹp đẽ.
Lễ hội mở đầu với lễ tế thánh, lễ rước cờ từ đền Mẫu về đền Thượng với sự tham gia của hàng trăm người dân, thể hiện sức mạnh của đội quân Thánh Gióng. Tiếp đó, phường Ải Lao (còn gọi là phường Tùng Choặc) diễn trò săn hổ trước đền Thượng, biểu trưng cho tinh thần đoàn kết chiến thắng thú dữ.
Điểm nhấn quan trọng của Hội Gióng là hai hội trận ở bãi Đống Đàm và Soi Bia. Cả hai hội trận tập trung tái hiện hình ảnh uy lẫm của đội quân Thánh Gióng xuất quân đánh giặc Ân và giành chiến thắng. Đi đầu là phường Áo đỏ mặc áo dài sặc sỡ, tay cầm roi mây, hai ông hiệu Tiểu cổ và phường Áo đen mang cờ ngũ hành, cờ phướn nối tiếp. Kế đó là ông Hổ dẫn đầu phường ca vũ Ải Lao, rồi đến các ông hiệu Chiêng, hiệu Trống, hiệu Trung Quân.
Ông hiệu Cờ vác cờ lệnh đi sau cùng đội quân Phù giá tháp tùng xe Long mã là một ngựa trắng cỡ lớn, có đủ yên cương, bành, giáp, nhạc đặt trên khung xe có 4 bánh gỗ và dây kéo dài. Xe Long mã là biểu tượng linh thiêng nhất của lễ hội, tượng trưng cho Thánh Gióng trên đường ra trận. Khi tới trận địa, đại quân của Thánh Gióng giao chiến với quân giặc được hình tượng hóa qua ba màn múa “đánh cờ” hết sức độc đáo của ông hiệu Cờ.
Màn “đánh cờ” thứ ba kết thúc cũng đồng nghĩa quân ta đã thắng lợi, các tướng giặc rời kiệu xin hàng. Đội quân Thánh Gióng trở về đền Thượng mở tiệc khao quân, mừng chiến thắng.
Ngoài các nghi lễ truyền thống, Hội Gióng làng Phù Đổng năm nay còn có chương trình văn nghệ đặc sắc do các nghệ sĩ, diễn viên Nhà hát Chèo, Nhà hát Cải lương và Nhà hát Tuồng Việt Nam biểu diễn cùng nhiều trò chơi và hoạt động thể thao hấp dẫn khác…/.
Theo tương truyền, xã Phù Đổng là quê hương sinh ra người anh hùng và hiện nơi đây có đền Thượng thờ phụng Thánh Gióng.
Diễn ra trong bối cảnh Thủ đô và cả nước hướng về Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội và hồ sơ Hội Gióng đang được đề cử UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, Hội Gióng đền Phù Đổng năm nay được thành phố Hà Nội và huyện Gia Lâm đầu tư tổ chức với quy mô lớn hơn mọi năm.
Kịch bản lễ hội được xây dựng chặt chẽ, đầy đủ các lớp lang; trang phục của những người tham gia diễn xướng, cùng các đạo cụ, đồ tế rước cũng được sửa sang, làm mới đẹp đẽ.
Lễ hội mở đầu với lễ tế thánh, lễ rước cờ từ đền Mẫu về đền Thượng với sự tham gia của hàng trăm người dân, thể hiện sức mạnh của đội quân Thánh Gióng. Tiếp đó, phường Ải Lao (còn gọi là phường Tùng Choặc) diễn trò săn hổ trước đền Thượng, biểu trưng cho tinh thần đoàn kết chiến thắng thú dữ.
Điểm nhấn quan trọng của Hội Gióng là hai hội trận ở bãi Đống Đàm và Soi Bia. Cả hai hội trận tập trung tái hiện hình ảnh uy lẫm của đội quân Thánh Gióng xuất quân đánh giặc Ân và giành chiến thắng. Đi đầu là phường Áo đỏ mặc áo dài sặc sỡ, tay cầm roi mây, hai ông hiệu Tiểu cổ và phường Áo đen mang cờ ngũ hành, cờ phướn nối tiếp. Kế đó là ông Hổ dẫn đầu phường ca vũ Ải Lao, rồi đến các ông hiệu Chiêng, hiệu Trống, hiệu Trung Quân.
Ông hiệu Cờ vác cờ lệnh đi sau cùng đội quân Phù giá tháp tùng xe Long mã là một ngựa trắng cỡ lớn, có đủ yên cương, bành, giáp, nhạc đặt trên khung xe có 4 bánh gỗ và dây kéo dài. Xe Long mã là biểu tượng linh thiêng nhất của lễ hội, tượng trưng cho Thánh Gióng trên đường ra trận. Khi tới trận địa, đại quân của Thánh Gióng giao chiến với quân giặc được hình tượng hóa qua ba màn múa “đánh cờ” hết sức độc đáo của ông hiệu Cờ.
Màn “đánh cờ” thứ ba kết thúc cũng đồng nghĩa quân ta đã thắng lợi, các tướng giặc rời kiệu xin hàng. Đội quân Thánh Gióng trở về đền Thượng mở tiệc khao quân, mừng chiến thắng.
Ngoài các nghi lễ truyền thống, Hội Gióng làng Phù Đổng năm nay còn có chương trình văn nghệ đặc sắc do các nghệ sĩ, diễn viên Nhà hát Chèo, Nhà hát Cải lương và Nhà hát Tuồng Việt Nam biểu diễn cùng nhiều trò chơi và hoạt động thể thao hấp dẫn khác…/.
Hồng Hạnh (TTXVN/Vietnam+)