Ngày 8/5, tại thôn Vĩnh Trường, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam, Ninh Thuận, cộng đồng người Chăm nô nức tham gia lễ hội cầu mưa năm 2010.
Lễ hội cầu mưa năm nay thu hút đông đảo mọi lứa tuổi trong cộng đồng người Chăm và cả du khách trong, ngoài nước; các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa về tham dự, nghiên cứu nét văn hóa dân tộc độc đáo.
Phó Cả sư Tholnh Nhặn và các nghệ nhân phục vụ lễ hội cho biết, lễ hội cầu mưa là một nét văn hóa truyền thống độc đáo của đồng bào Chăm được lưu giữ từ bao đời nay với ý nghĩa cầu mong sức khỏe, cuộc sống an lành, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu...
Tại lễ hội, đồng bào mang các lễ vật đến dâng lễ như mâm ngũ quả, cơm, gà, rượu, cau trầu..., dâng lên các vị thần PôTang PôGiá (thần ban sức khỏe), PôNai (thần mưa), PôGiang Trcài (thần thủy lợi).
Hòa cùng với phần lễ là phần hội đầy sôi động trong tiếng kèn Saranai, tiếng trống Paranưng, tiếng trống Ginăng âm vang được thể hiện qua những bàn tay điệu nghệ của đông đảo nghệ nhân Chăm cùng với những điệu múa uyển chuyển của các vị Cả sư, các thiếu nữ Chăm làm cho lễ hội thêm nhộn nhịp, mang đậm hồn người, hồn đất Chăm.
Đồng bào Chăm Ninh Thuận luôn xem lễ hội cầu mưa là một phần không thể thiếu trong cuộc sống tâm linh của mình.
Lễ hội diễn ra trong tháng 1 Chăm lịch, năm nay đúng vào tháng 5 dương lịch. Đây là lễ hội truyền thống mang bản sắc riêng cần được bảo tồn./.
Lễ hội cầu mưa năm nay thu hút đông đảo mọi lứa tuổi trong cộng đồng người Chăm và cả du khách trong, ngoài nước; các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa về tham dự, nghiên cứu nét văn hóa dân tộc độc đáo.
Phó Cả sư Tholnh Nhặn và các nghệ nhân phục vụ lễ hội cho biết, lễ hội cầu mưa là một nét văn hóa truyền thống độc đáo của đồng bào Chăm được lưu giữ từ bao đời nay với ý nghĩa cầu mong sức khỏe, cuộc sống an lành, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu...
Tại lễ hội, đồng bào mang các lễ vật đến dâng lễ như mâm ngũ quả, cơm, gà, rượu, cau trầu..., dâng lên các vị thần PôTang PôGiá (thần ban sức khỏe), PôNai (thần mưa), PôGiang Trcài (thần thủy lợi).
Hòa cùng với phần lễ là phần hội đầy sôi động trong tiếng kèn Saranai, tiếng trống Paranưng, tiếng trống Ginăng âm vang được thể hiện qua những bàn tay điệu nghệ của đông đảo nghệ nhân Chăm cùng với những điệu múa uyển chuyển của các vị Cả sư, các thiếu nữ Chăm làm cho lễ hội thêm nhộn nhịp, mang đậm hồn người, hồn đất Chăm.
Đồng bào Chăm Ninh Thuận luôn xem lễ hội cầu mưa là một phần không thể thiếu trong cuộc sống tâm linh của mình.
Lễ hội diễn ra trong tháng 1 Chăm lịch, năm nay đúng vào tháng 5 dương lịch. Đây là lễ hội truyền thống mang bản sắc riêng cần được bảo tồn./.
Công Thử (Vietnam+)