Tuần lễ Quốc gia An toàn vệ sinh lao động-Phòng, chống cháy nổ lần thứ 13, năm 2011 với chủ đề "An toàn lao động vì hạnh phúc gia đình và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp" sẽ được tổ chức từ ngày 20-26/3.
Tại cuộc họp báo ngày 24/2, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Bùi Hồng Lĩnh cho biết Lễ phát động Tuần lễ quốc gia sẽ được tổ chức sáng 20/3 tại khu công nghiệp Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi.
Theo số liệu thống kê cơ bản, năm 2010, trên toàn quốc đã xảy ra 5.125 vụ tai nạn lao động làm 5.307 người bị nạn. Và so với năm 2009, số vụ tai nạn lao động và số nạn nhân giảm nhưng số vụ tai nạn lao động có người chết và số người chết tăng hơn 9%.
10 địa phương để xảy ra nhiều vụ tai nạn lao động chết người là Thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Hà Nội, Bình Dương, Hải Phòng, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Long An, Hải Dương và Quảng Bình.
Các nơi có số vụ tai nạn lao động chết người ở mức cao trong năm vẫn là những địa phương tập trung nhiều khu công nghiệp, doanh nghiệp khai thác mỏ, xây dựng và sử dụng điện.
Tần suất tai nạn lao động chết người (tính trên 46 địa phương có số liệu thống kê về lực lượng lao động và số liệu thống kê số người chết trên địa bàn) năm 2010 là 7,97/100.000 người lao động.
Chi phí do tai nạn lao động xảy ra trong năm 2010 là 133,6 tỷ đồng, thiệt hại về tài sản là gần 4 tỷ đồng, tổng số ngày nghỉ (kể cả nghỉ chế độ) do tai nạn lao động là 75.454 ngày.
Cũng theo Thứ trưởng Bùi Hồng Lĩnh, để chủ động phòng ngừa tai nạn lao động trong thời gian tới, các bộ ngành, tập đoàn, tổng công ty cần tăng cường chỉ đạo, kiểm tra các đơn vị thuộc phạm vi quản lý thực hiện đầy đủ các quy định của Nhà nước về an toàn vệ sinh lao động và các chế độ bảo hiểm lao động; các sở Lao động-Thương binh và Xã hội tăng cường công tác thanh tra việc thực hiện các quy định của Nhà nước về an toàn vệ sinh lao động ở các doanh nghiệp...
Các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp cũng cần tiếp tục triển khai, thực hiện tốt các mục tiêu của Chương trình Quốc gia An toàn lao động-Vệ sinh lao động giai đoạn 2011- 2015 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quyết định ngày 10/12/2010; tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật về an toàn vệ sinh lao động nhằm nâng cao nhận thức, ý thức cảnh giác và phòng ngừa tai nạn lao động của người sử dụng lao động và người lao động./.
Tại cuộc họp báo ngày 24/2, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Bùi Hồng Lĩnh cho biết Lễ phát động Tuần lễ quốc gia sẽ được tổ chức sáng 20/3 tại khu công nghiệp Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi.
Theo số liệu thống kê cơ bản, năm 2010, trên toàn quốc đã xảy ra 5.125 vụ tai nạn lao động làm 5.307 người bị nạn. Và so với năm 2009, số vụ tai nạn lao động và số nạn nhân giảm nhưng số vụ tai nạn lao động có người chết và số người chết tăng hơn 9%.
10 địa phương để xảy ra nhiều vụ tai nạn lao động chết người là Thành phố Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Hà Nội, Bình Dương, Hải Phòng, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Long An, Hải Dương và Quảng Bình.
Các nơi có số vụ tai nạn lao động chết người ở mức cao trong năm vẫn là những địa phương tập trung nhiều khu công nghiệp, doanh nghiệp khai thác mỏ, xây dựng và sử dụng điện.
Tần suất tai nạn lao động chết người (tính trên 46 địa phương có số liệu thống kê về lực lượng lao động và số liệu thống kê số người chết trên địa bàn) năm 2010 là 7,97/100.000 người lao động.
Chi phí do tai nạn lao động xảy ra trong năm 2010 là 133,6 tỷ đồng, thiệt hại về tài sản là gần 4 tỷ đồng, tổng số ngày nghỉ (kể cả nghỉ chế độ) do tai nạn lao động là 75.454 ngày.
Cũng theo Thứ trưởng Bùi Hồng Lĩnh, để chủ động phòng ngừa tai nạn lao động trong thời gian tới, các bộ ngành, tập đoàn, tổng công ty cần tăng cường chỉ đạo, kiểm tra các đơn vị thuộc phạm vi quản lý thực hiện đầy đủ các quy định của Nhà nước về an toàn vệ sinh lao động và các chế độ bảo hiểm lao động; các sở Lao động-Thương binh và Xã hội tăng cường công tác thanh tra việc thực hiện các quy định của Nhà nước về an toàn vệ sinh lao động ở các doanh nghiệp...
Các bộ, ngành, địa phương và doanh nghiệp cũng cần tiếp tục triển khai, thực hiện tốt các mục tiêu của Chương trình Quốc gia An toàn lao động-Vệ sinh lao động giai đoạn 2011- 2015 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quyết định ngày 10/12/2010; tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật về an toàn vệ sinh lao động nhằm nâng cao nhận thức, ý thức cảnh giác và phòng ngừa tai nạn lao động của người sử dụng lao động và người lao động./.
Phúc Hằng (TTXVN/Vietnam+)