Hòa theo xu hướng chung của thị trường thế giới, thị trường năng lượng tại Mỹ cũng đón nhận một tuần giao dịch sôi động trong tuần qua, khi mà giá dầu ngọt nhẹ liên tiếp tăng cao và có lúc trở lại ngưỡng trên 100 USD/thùng.
Báo cáo thất nghiệp đáng thất vọng của Mỹ vào tuần trước và các số liệu kinh tế yếu kém của Trung Quốc mới công bố đầu tuần này đã làm dấy lên đồn đoán rằng hai quốc gia tiêu thụ năng lượng nhiều nhất nhì thế giới này có thể sắp đưa ra thêm các biện pháp kích thích kinh tế mới, qua đó đẩy giá dầu thô đi lên ngay trong hai phiên giao dịch đầu tuần (10-11/9).
Ngoài ra, những kỳ vọng của giới đầu tư vào cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), cũng như việc Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) quyết định giữ nguyên mức dự báo tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu trong năm 2012 là 800.000 thùng/ngày cũng là nhân tố giúp nâng giá “vàng đen”.
Theo OPEC, nhu cầu tiêu thụ dầu thô trên phạm vi toàn cầu trong tháng 7/2012 đã tăng mạnh, lên tới 1,1 triệu thùng/ngày, chủ yếu xuất phát từ nhu cầu của các thị trường tiêu thụ lớn như Mỹ và Ấn Độ.
Tuy nhiên, tới phiên giao dịch ngày 12/9, giá dầu ngọt nhẹ New York và dầu Brent lại biến động trái chiều.
Đầu phiên, giá hai loại dầu này đồng loạt tăng sau khi Tòa án Hiến pháp Đức “bật đèn xanh” để nước này thông qua quỹ cứu trợ mới của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) và hiệp ước ngân sách, nhưng nhấn mạnh rằng Quốc hội Đức có quyền phủ quyết nếu quy mô quỹ cứu trợ tăng.
Nhưng sau đó, giá của cả hai mặt hàng đều bị kéo xuống bởi thống kê về tình hình dự trữ dầu thô của Mỹ. Theo Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ (EIA), trong tuần kết thúc vào ngày 7/9, dự trữ dầu thô của nền kinh tế lớn nhất thế giới tăng hai triệu thùng.
Chuyên gia phân tích Fawad Razaqzada thuộc công ty giao dịch GFT cảnh báo, triển vọng về nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ vẫn chưa rõ ràng, trong bối cảnh các nhà giao dịch vẫn băn khoăn về những căng thẳng mang tính địa chính trị. Đặc biệt, triển vọng nhu cầu dầu thế giới vẫn bấp bênh khi các nền kinh tế Mỹ, Trung Quốc và Eurozone tiếp tục suy yếu.
Tuy vậy, giá dầu ngay lập tức “vọt” lên mức cao nhất trong vòng bốn tháng qua trong phiên giao dịch ngày 13/9, sau khi FED quyết định tung ra chương trình nói lỏng có định lượng lần thứ ba (QE3) nhằm đưa nền kinh tế số một thế giới trở về quỹ đạo tăng trưởng ổn định.
Theo đánh giá của giới phân tích, gói QE3 này rất "khủng," bởi FED sẽ bỏ ra tới 40 tỷ USD/tháng để mua lại các trái phiếu thế chấp, đồng thời giữ nguyên lãi suất ở mức thấp kỷ lục hiện tại cho đến giữa năm 2015, cũng như tiếp tục các nỗ lực nới lỏng tiền tệ cho đến khi nào thị trường việc làm được cải thiện rõ rệt.
Điểm quan trọng ở chương trình QE3 lần này là việc FED không giới hạn cụ thể về thời gian thực hiện chương trình này và có thể kéo dài đến gần ba năm. Ngoài ra, đà đi lên của thị trường dầu mỏ còn được hỗ trợ khi giới đầu tư lo ngại về những căng thẳng địa chính trị lại đang nổi lên ở khu vực Trung Đông.
Tâm lý hứng khởi của giới đầu tư về gói QE3 vẫn kéo dài sang phiên giao dịch cuối tuần (14/9) và giúp giá dầu ngọt nhẹ tiếp tục tăng cao, thậm chí có lúc, mặt hàng này đã vượt qua ngưỡng 100 USD/thùng, lần đầu tiên kể từ tháng 5/2012.
Chốt phiên này, trên sàn giao dịch New York, giá dầu ngọt nhẹ (hay còn gọi là dầu chuẩn Tây Texas ) giao tháng 10/2012 tăng 69 xu (0,7%), lên 99 USD/thùng, sau khi có lúc “vọt” lên đến 100,42 USD/thùng.
Trong khi đó, tại London, giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 11/2012 đã dừng ở mức 116,66 USD/thùng, nhưng trước đó đã chạm mức cao nhất kể từ đầu tháng 5/2012 là 117,95 USD/thùng.
Tính chung cả tuần qua, tại thị trường Mỹ, giá dầu ngọt nhẹ tăng 2,7% - mức tăng mạnh nhất kể từ trung tuần tháng Tám tới nay. Giá dầu sưởi tăng 2,9%. Giá khí tự nhiên giao sau tăng được 9,7%, trong khi mặt hàng xăng gần như không đổi so với tuần trước.
Một số nhà phân tích dự đoán, giá dầu thô có thể sẽ tiến tới mốc giá 102,97 USD/thùng trong những phiên tới và khả năng tăng lên các ngưỡng 110-111 USD/thùng trong những tuần kế tiếp./.
Báo cáo thất nghiệp đáng thất vọng của Mỹ vào tuần trước và các số liệu kinh tế yếu kém của Trung Quốc mới công bố đầu tuần này đã làm dấy lên đồn đoán rằng hai quốc gia tiêu thụ năng lượng nhiều nhất nhì thế giới này có thể sắp đưa ra thêm các biện pháp kích thích kinh tế mới, qua đó đẩy giá dầu thô đi lên ngay trong hai phiên giao dịch đầu tuần (10-11/9).
Ngoài ra, những kỳ vọng của giới đầu tư vào cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), cũng như việc Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) quyết định giữ nguyên mức dự báo tăng trưởng nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu trong năm 2012 là 800.000 thùng/ngày cũng là nhân tố giúp nâng giá “vàng đen”.
Theo OPEC, nhu cầu tiêu thụ dầu thô trên phạm vi toàn cầu trong tháng 7/2012 đã tăng mạnh, lên tới 1,1 triệu thùng/ngày, chủ yếu xuất phát từ nhu cầu của các thị trường tiêu thụ lớn như Mỹ và Ấn Độ.
Tuy nhiên, tới phiên giao dịch ngày 12/9, giá dầu ngọt nhẹ New York và dầu Brent lại biến động trái chiều.
Đầu phiên, giá hai loại dầu này đồng loạt tăng sau khi Tòa án Hiến pháp Đức “bật đèn xanh” để nước này thông qua quỹ cứu trợ mới của Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) và hiệp ước ngân sách, nhưng nhấn mạnh rằng Quốc hội Đức có quyền phủ quyết nếu quy mô quỹ cứu trợ tăng.
Nhưng sau đó, giá của cả hai mặt hàng đều bị kéo xuống bởi thống kê về tình hình dự trữ dầu thô của Mỹ. Theo Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ (EIA), trong tuần kết thúc vào ngày 7/9, dự trữ dầu thô của nền kinh tế lớn nhất thế giới tăng hai triệu thùng.
Chuyên gia phân tích Fawad Razaqzada thuộc công ty giao dịch GFT cảnh báo, triển vọng về nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ vẫn chưa rõ ràng, trong bối cảnh các nhà giao dịch vẫn băn khoăn về những căng thẳng mang tính địa chính trị. Đặc biệt, triển vọng nhu cầu dầu thế giới vẫn bấp bênh khi các nền kinh tế Mỹ, Trung Quốc và Eurozone tiếp tục suy yếu.
Tuy vậy, giá dầu ngay lập tức “vọt” lên mức cao nhất trong vòng bốn tháng qua trong phiên giao dịch ngày 13/9, sau khi FED quyết định tung ra chương trình nói lỏng có định lượng lần thứ ba (QE3) nhằm đưa nền kinh tế số một thế giới trở về quỹ đạo tăng trưởng ổn định.
Theo đánh giá của giới phân tích, gói QE3 này rất "khủng," bởi FED sẽ bỏ ra tới 40 tỷ USD/tháng để mua lại các trái phiếu thế chấp, đồng thời giữ nguyên lãi suất ở mức thấp kỷ lục hiện tại cho đến giữa năm 2015, cũng như tiếp tục các nỗ lực nới lỏng tiền tệ cho đến khi nào thị trường việc làm được cải thiện rõ rệt.
Điểm quan trọng ở chương trình QE3 lần này là việc FED không giới hạn cụ thể về thời gian thực hiện chương trình này và có thể kéo dài đến gần ba năm. Ngoài ra, đà đi lên của thị trường dầu mỏ còn được hỗ trợ khi giới đầu tư lo ngại về những căng thẳng địa chính trị lại đang nổi lên ở khu vực Trung Đông.
Tâm lý hứng khởi của giới đầu tư về gói QE3 vẫn kéo dài sang phiên giao dịch cuối tuần (14/9) và giúp giá dầu ngọt nhẹ tiếp tục tăng cao, thậm chí có lúc, mặt hàng này đã vượt qua ngưỡng 100 USD/thùng, lần đầu tiên kể từ tháng 5/2012.
Chốt phiên này, trên sàn giao dịch New York, giá dầu ngọt nhẹ (hay còn gọi là dầu chuẩn Tây Texas ) giao tháng 10/2012 tăng 69 xu (0,7%), lên 99 USD/thùng, sau khi có lúc “vọt” lên đến 100,42 USD/thùng.
Trong khi đó, tại London, giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 11/2012 đã dừng ở mức 116,66 USD/thùng, nhưng trước đó đã chạm mức cao nhất kể từ đầu tháng 5/2012 là 117,95 USD/thùng.
Tính chung cả tuần qua, tại thị trường Mỹ, giá dầu ngọt nhẹ tăng 2,7% - mức tăng mạnh nhất kể từ trung tuần tháng Tám tới nay. Giá dầu sưởi tăng 2,9%. Giá khí tự nhiên giao sau tăng được 9,7%, trong khi mặt hàng xăng gần như không đổi so với tuần trước.
Một số nhà phân tích dự đoán, giá dầu thô có thể sẽ tiến tới mốc giá 102,97 USD/thùng trong những phiên tới và khả năng tăng lên các ngưỡng 110-111 USD/thùng trong những tuần kế tiếp./.
Minh Trang (TTXVN)