Nghiên cứu của các nhà khoa học Anh phát hiện tự mình vuốt ve chỗ đau có thể thay đổi cảm giác của đại não đối với cơ thể, qua đó giúp giảm nhẹ sự đau đớn.
Nhóm các nhà khoa học đứng đầu là giáo sư Patrick Hegede thuộc Đại học London, Anh đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của việc vuốt ve đối với sự đau đớn trên cơ sở không làm tổn thương tới cơ thể của những người tham gia thí nghiệm.
Trước tiên, các nhà khoa học yêu cầu đối tượng thí nghiệm nhúng hai bàn tay vào nước nóng cho đến khi không chịu đựng được nữa thì nhấc tay ra. Sau đó, họ tiến hành ghi chép mức độ đau đớn mà các đối tượng này cảm nhận được.
Tiếp theo đó, các nhà khoa học yêu cầu các đối tượng thực hiện động tác vuốt ve những ngón tay bị đau. Kết quả cho thấy mức độ đau của các ngón giảm xuống.
Trong khi đó, mức độ đau của các ngón tay cũng không có sự thay đổi nhiều khi được người khác vuốt ve.
Các nhà khoa học cho biết, khi cảm giác nóng và các thông tin về xúc giác của các ngón tay kết hợp với nhau thì sự đau đớn mới được giảm xuống.
Phát hiện trên có thể giải thích cho hiện tượng tại sao đa số người khi bị thương ở cánh tay hoặc đùi thường theo bản năng ôm lấy chỗ bị thương, tuy nhiên lại không muốn người khác chạm vào chỗ đau.
Kết quả nghiên cứu trên đã nói rõ được nguồn gốc sâu xa về sự phản ứng đối với cảm giác đau đớn của đại não. Việc tăng cường phương pháp điều trị đối với các cảm giác đau có thể giúp giảm nhẹ sự đau đớn./.
Nhóm các nhà khoa học đứng đầu là giáo sư Patrick Hegede thuộc Đại học London, Anh đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của việc vuốt ve đối với sự đau đớn trên cơ sở không làm tổn thương tới cơ thể của những người tham gia thí nghiệm.
Trước tiên, các nhà khoa học yêu cầu đối tượng thí nghiệm nhúng hai bàn tay vào nước nóng cho đến khi không chịu đựng được nữa thì nhấc tay ra. Sau đó, họ tiến hành ghi chép mức độ đau đớn mà các đối tượng này cảm nhận được.
Tiếp theo đó, các nhà khoa học yêu cầu các đối tượng thực hiện động tác vuốt ve những ngón tay bị đau. Kết quả cho thấy mức độ đau của các ngón giảm xuống.
Trong khi đó, mức độ đau của các ngón tay cũng không có sự thay đổi nhiều khi được người khác vuốt ve.
Các nhà khoa học cho biết, khi cảm giác nóng và các thông tin về xúc giác của các ngón tay kết hợp với nhau thì sự đau đớn mới được giảm xuống.
Phát hiện trên có thể giải thích cho hiện tượng tại sao đa số người khi bị thương ở cánh tay hoặc đùi thường theo bản năng ôm lấy chỗ bị thương, tuy nhiên lại không muốn người khác chạm vào chỗ đau.
Kết quả nghiên cứu trên đã nói rõ được nguồn gốc sâu xa về sự phản ứng đối với cảm giác đau đớn của đại não. Việc tăng cường phương pháp điều trị đối với các cảm giác đau có thể giúp giảm nhẹ sự đau đớn./.
Ngọc Thúy (Vietnam+)