Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn cho biết đến năm 2014 sẽ hoàn thiện thể chế, tổ chức thực hiện chế độ thực tập và tập sự lãnh đạo quản lý trong toàn hệ thống chính trị.
Phát biểu tại phiên họp thứ nhất của Ban chỉ đạo Trung ương Đề án “Thí điểm thực hiện chế độ thực tập và tập sự lãnh đạo quản lý,” do Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình, Trưởng ban chỉ đạo chủ trì, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn cho biết trước ý kiến của nhiều thành viên về thời gian xây dựng và thí điểm quá dài, làm ảnh hưởng đến tính tích cực, tính chiến đấu của Đề án, cần sớm triển khai đại trà, Ban chỉ đạo thống nhất hoàn thiện Đề án, trình Bộ Chính trị vào tháng 12/2012, thực hiện thí điểm tại một số bộ, ngành, địa phương ngay trong tháng 4/2013, cuối năm 2013 tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm hoàn thiện các nội dung cần tổ chức để đến năm 2014 hoàn thiện thể chế, tổ chức thực hiện trong toàn hệ thống chính trị.
Như vậy, Đề án sẽ được trình sớm hơn quy định của Ban Bí thư 1 năm, thời gian thí điểm cũng rút ngắn từ 3 năm xuống còn hơn nửa năm và việc triển khai đại trà sẽ được thực hiện trước 4 năm so với kế hoạch ban đầu.
Đề án thí điểm thực hiện độ thực tập và tập sự lãnh đạo, quản lý được thực hiện ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình, Đề án đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thời kỳ mới, đổi mới tư duy, cách làm, khắc phục những yếu kém trong từng khâu trong công tác cán bộ và là một trong các khâu của công tác cán bộ. Đây là Đề án lớn, quan trọng, có tầm chiến lược liên quan đến chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đối với sự đổi mới công tác cán bộ gắn với đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng. Những chủ trương của Đảng, Nhà nước từng bước được hoàn thiện và cụ thể hóa, trong đó có việc nghiên cứu, tổng kết lý luận và thực tiễn để xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất và năng lực tốt, có cơ cấu phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm sự chuyển tiếp liên tục, vững vàng giữa các thế hệ cán bộ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ mới.
Thí điểm thực hiện chế độ thực tập và tập sự lãnh đạo quản lý là việc làm cần thiết, đây là nhận định của các thành viên Ban chỉ đạo Đề án. Nhiều ý kiến cho rằng Đề án có tới 7 tiểu đề án, nếu để các tiểu đề án làm riêng rẽ thì mỗi người sẽ đề xuất một kiểu, không có sự trao đổi thông tin giữa các tiểu đề án, do vậy cần đề ra một số phương án bố trí cán bộ thực tập, tập sự như thế nào, xây dựng những định hướng cơ bản, sau đó trao đổi với các địa phương xem phương án nào thuận hơn để có sự chắt lọc.
Điều quan trọng của Đề án là đề xuất chế độ thực tập và tập sự lãnh đạo, quản lý, cần tập trung nghiên cứu các giải pháp và cách thức thực hiện. Bên cạnh đó, cần xác định đối tượng nào tập sự, đối tượng nào thực tập, điều kiện đối với từng đối tượng, cách thực tập, tập sự thế nào, quyền hạn của họ đến đâu. Nếu tập sự lãnh đạo mà không giao quyền thì người được giao tập sự không thể phát huy những khả năng mà mình cần kiểm tra.
Cũng có ý kiến cho rằng cần làm rõ chế độ thực tập và tập sự lãnh đạo, quản lý có quan hệ thế nào với nguyên tắc bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo cấp trên phải kinh qua lãnh đạo cấp dưới, bởi đây đã là một hình thức tập sự. Việc phân công nhiệm vụ thực hiện tiểu đề án cũng cần được tính toán thực hiện theo từng khối với tính chất đặc thù phù hợp./.
Phát biểu tại phiên họp thứ nhất của Ban chỉ đạo Trung ương Đề án “Thí điểm thực hiện chế độ thực tập và tập sự lãnh đạo quản lý,” do Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình, Trưởng ban chỉ đạo chủ trì, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn cho biết trước ý kiến của nhiều thành viên về thời gian xây dựng và thí điểm quá dài, làm ảnh hưởng đến tính tích cực, tính chiến đấu của Đề án, cần sớm triển khai đại trà, Ban chỉ đạo thống nhất hoàn thiện Đề án, trình Bộ Chính trị vào tháng 12/2012, thực hiện thí điểm tại một số bộ, ngành, địa phương ngay trong tháng 4/2013, cuối năm 2013 tổng kết đánh giá, rút kinh nghiệm hoàn thiện các nội dung cần tổ chức để đến năm 2014 hoàn thiện thể chế, tổ chức thực hiện trong toàn hệ thống chính trị.
Như vậy, Đề án sẽ được trình sớm hơn quy định của Ban Bí thư 1 năm, thời gian thí điểm cũng rút ngắn từ 3 năm xuống còn hơn nửa năm và việc triển khai đại trà sẽ được thực hiện trước 4 năm so với kế hoạch ban đầu.
Đề án thí điểm thực hiện độ thực tập và tập sự lãnh đạo, quản lý được thực hiện ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình, Đề án đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thời kỳ mới, đổi mới tư duy, cách làm, khắc phục những yếu kém trong từng khâu trong công tác cán bộ và là một trong các khâu của công tác cán bộ. Đây là Đề án lớn, quan trọng, có tầm chiến lược liên quan đến chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đối với sự đổi mới công tác cán bộ gắn với đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng. Những chủ trương của Đảng, Nhà nước từng bước được hoàn thiện và cụ thể hóa, trong đó có việc nghiên cứu, tổng kết lý luận và thực tiễn để xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất và năng lực tốt, có cơ cấu phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm sự chuyển tiếp liên tục, vững vàng giữa các thế hệ cán bộ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ mới.
Thí điểm thực hiện chế độ thực tập và tập sự lãnh đạo quản lý là việc làm cần thiết, đây là nhận định của các thành viên Ban chỉ đạo Đề án. Nhiều ý kiến cho rằng Đề án có tới 7 tiểu đề án, nếu để các tiểu đề án làm riêng rẽ thì mỗi người sẽ đề xuất một kiểu, không có sự trao đổi thông tin giữa các tiểu đề án, do vậy cần đề ra một số phương án bố trí cán bộ thực tập, tập sự như thế nào, xây dựng những định hướng cơ bản, sau đó trao đổi với các địa phương xem phương án nào thuận hơn để có sự chắt lọc.
Điều quan trọng của Đề án là đề xuất chế độ thực tập và tập sự lãnh đạo, quản lý, cần tập trung nghiên cứu các giải pháp và cách thức thực hiện. Bên cạnh đó, cần xác định đối tượng nào tập sự, đối tượng nào thực tập, điều kiện đối với từng đối tượng, cách thực tập, tập sự thế nào, quyền hạn của họ đến đâu. Nếu tập sự lãnh đạo mà không giao quyền thì người được giao tập sự không thể phát huy những khả năng mà mình cần kiểm tra.
Cũng có ý kiến cho rằng cần làm rõ chế độ thực tập và tập sự lãnh đạo, quản lý có quan hệ thế nào với nguyên tắc bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo cấp trên phải kinh qua lãnh đạo cấp dưới, bởi đây đã là một hình thức tập sự. Việc phân công nhiệm vụ thực hiện tiểu đề án cũng cần được tính toán thực hiện theo từng khối với tính chất đặc thù phù hợp./.
Chu Thanh Vân (TTXVN)