Sáng 10/10, Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long-Hà Nội phối hợp với Trung tâm bảo tồn di sản Thành nhà Hồ tổ chức triển lãm và tọa đàm khoa học “Hoàng thành Thăng Long-Thành nhà Hồ: Hai di sản thế giới đặc sắc của Việt Nam” tại Hoàng thành Thăng Long.
Triển lãm trưng bày hơn 100 tài liệu, bản vẽ, hình ảnh, hiện vật khảo cổ hai di sản nhằm giới thiệu, quảng bá đến bạn bè trong nước và quốc tế những giá trị nổi bật toàn cầu của Hoàng thành Thăng Long và Thành nhà Hồ.
Triển lãm gồm hai chủ đề: Giới thiệu về giá trị của di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long-Thành nhà Hồ; Khu di sản Hoàng thành Thăng Long và Thành nhà Hồ qua kết quả của các cuộc khai quật khảo cổ học.
Tại đây, khách tham quan được thưởng lãm các vật liệu xây dựng, cấu trúc thành Hoàng thành Thăng Long và Thành nhà Hồ. Đó là mái lớp góc mái tạo hình rồng thời Lý thế kỷ 11-12; ngói úp nóc gắn lá đề trang trí rồng thời Trần thế kỷ 13-14; ngói ống lợp diềm mái trên lá đề trang trí thời Trần thế kỷ 13-14; gạch chữ nhật in chữ Lý gia đệ tam đế “Long Thụy Thái Bình tứ niên tạo” thời Lý 1057; các loại bát gốm, điếu bát, tước, vò, lọ hoa gốm… của Hoàng thành Thăng Long.
Khách tham quan còn được chiêm ngưỡng đầu chim phượng thời Trần-Hồ cuối thế kỷ 14, bi đá thời Hồ thế kỷ 15, đạn đá thời Hồ thế kỷ 15, gạch chữ nhật có in khuôn chữ Hán “Giang Tây quân” thời Đại La thế kỷ thứ 7-9… của Thành nhà Hồ.
Ông Nguyễn Văn Sơn, Giám đốc Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long-Hà Nội khẳng định: “Hai di sản có các đặc điểm tương tự nhau về loại hình di tích, là loại di tích kiến trúc nghệ thuật nhưng cơ bản là loại hình khảo cổ học. Bởi lẽ cả hai di sản hầu như đã mất hoàn toàn các dấu tích cung điện, đền đài, miếu mạo, nhà ở… Tất cả chỉ còn là những dấu tích nền móng và các di vật khảo cổ chôn vùi sâu dưới lòng đất.”
Cũng trong sáng 10/10, các cơ quan chức năng tổ chức tọa đàm “Hoàng thành Thăng Long-Thành nhà Hồ: Hai di sản thế giới đặc sắc của Việt Nam” với các tham luận tập trung vào những giá trị nổi bật toàn cầu của hai di sản thế giới và vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị của di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long và Thành nhà Hồ./.
Triển lãm trưng bày hơn 100 tài liệu, bản vẽ, hình ảnh, hiện vật khảo cổ hai di sản nhằm giới thiệu, quảng bá đến bạn bè trong nước và quốc tế những giá trị nổi bật toàn cầu của Hoàng thành Thăng Long và Thành nhà Hồ.
Triển lãm gồm hai chủ đề: Giới thiệu về giá trị của di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long-Thành nhà Hồ; Khu di sản Hoàng thành Thăng Long và Thành nhà Hồ qua kết quả của các cuộc khai quật khảo cổ học.
Tại đây, khách tham quan được thưởng lãm các vật liệu xây dựng, cấu trúc thành Hoàng thành Thăng Long và Thành nhà Hồ. Đó là mái lớp góc mái tạo hình rồng thời Lý thế kỷ 11-12; ngói úp nóc gắn lá đề trang trí rồng thời Trần thế kỷ 13-14; ngói ống lợp diềm mái trên lá đề trang trí thời Trần thế kỷ 13-14; gạch chữ nhật in chữ Lý gia đệ tam đế “Long Thụy Thái Bình tứ niên tạo” thời Lý 1057; các loại bát gốm, điếu bát, tước, vò, lọ hoa gốm… của Hoàng thành Thăng Long.
Khách tham quan còn được chiêm ngưỡng đầu chim phượng thời Trần-Hồ cuối thế kỷ 14, bi đá thời Hồ thế kỷ 15, đạn đá thời Hồ thế kỷ 15, gạch chữ nhật có in khuôn chữ Hán “Giang Tây quân” thời Đại La thế kỷ thứ 7-9… của Thành nhà Hồ.
Ông Nguyễn Văn Sơn, Giám đốc Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long-Hà Nội khẳng định: “Hai di sản có các đặc điểm tương tự nhau về loại hình di tích, là loại di tích kiến trúc nghệ thuật nhưng cơ bản là loại hình khảo cổ học. Bởi lẽ cả hai di sản hầu như đã mất hoàn toàn các dấu tích cung điện, đền đài, miếu mạo, nhà ở… Tất cả chỉ còn là những dấu tích nền móng và các di vật khảo cổ chôn vùi sâu dưới lòng đất.”
Cũng trong sáng 10/10, các cơ quan chức năng tổ chức tọa đàm “Hoàng thành Thăng Long-Thành nhà Hồ: Hai di sản thế giới đặc sắc của Việt Nam” với các tham luận tập trung vào những giá trị nổi bật toàn cầu của hai di sản thế giới và vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị của di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long và Thành nhà Hồ./.
Đinh Thị Thuận (TTXVN)