Nhân sự kiện Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam (VAPA) vừa chính thức khai mạc Cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật quốc tế lần thứ 6 tại Việt Nam 2011 (VN-11), phóng viên Vietnam+ đã có cuộc trò chuyện với Chủ tịch Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Vũ Quốc Khánh xung quanh câu chuyện về ảnh nghệ thuật và ảnh báo chí.
Làm ảnh báo chí để tròn trách nhiệm
- Nhắc đến Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam (VAPA) là công chúng nghĩ ngay đến các hoạt động liên qua tới nhiếp ảnh nghệ thuật, còn mảng ảnh báo chí Hội đã có kế hoạch phát triển gì chưa, thưa ông?
Ông Vũ Quốc Khánh: Nếu nói một cách sòng phẳng thì chức năng nhiệm vụ chính của Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam là hội nghệ thuật, mà đã là nghệ sĩ thì không liên quan nhiều tới báo chí. Tuy nhiên, trong chức năng nhiệm vụ cũng xác định, hội nghệ sĩ nhiếp ảnh nhưng lại là hội chính trị xã hội chủ nghĩa, do đó cũng mang tính chính trị, nên các hội viên phải tham gia vào các hoạt động chung của đất nước.
Nếu không làm ảnh báo chí thì bản thân các hội viên cũng có cảm giác là không làm tròn trách nhiệm. Do đó, chúng tôi đang muốn mở rộng lĩnh vực nhiếp ảnh không chỉ nằm trong nghệ thuật.
Qua các kỳ họp, Ban chấp hành Hội cũng xác định cần phải tiến hành mở rộng hoạt động nhiếp ảnh, trong đó có nhiếp ảnh báo chí. Quyết định này thể hiện qua việc Hội tham gia bảo trợ cấp cao cho cuộc thi Khoảnh khắc Vàng của TTXVN, bảo trợ cho các cuộc thi ảnh cho các cấp khác như Câu lạc bộ Ảnh Báo chí của Hội nhà báo Việt Nam...
Thực tế, trong những cuộc thi ảnh chân dung hay thi ảnh nghệ thuật quốc tế tại Việt Nam... thì vẫn thấp thoáng tính báo chí trong đó, nó chỉ không mang tên là cuộc thi ảnh báo chí thôi. Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh với Hội Nhà báo cũng đang cân nhắc, tính toán để làm một cuộc thi về ảnh báo chí.
- Tư duy ảnh nghệ thuật với tư duy ảnh báo chí có khoảng cách lắm không?
Ông Vũ Quốc Khánh: Về nguyên tắc thì ảnh báo chí và ảnh nghệ thuật đều phải xuất phát từ thực tiễn nhưng vẫn có khoảng cách. Vì ảnh báo chí là ảnh mang tính thông tin và cập nhật, phản ảnh trung thực sự kiện và phải đáp ứng đầy đủ các yếu tố thông tin của ảnh báo chí. Còn ảnh nghệ thuật thì mang tính biểu tượng nhiều hơn, tạo ra một tác phẩm mang tính nghệ thuật từ cuộc sống.
Ở Việt Nam, nhiều anh em nghệ sĩ cho rằng ảnh nghệ thuật phải xuất phát từ thực tiễn, quan điểm đó đúng nhưng nếu chỉ ghi chép thôi chưa đủ mà phải biểu hiện thành một tác phẩm thông qua các kỹ năng nhiếp ảnh, tư duy, ý đồ... thì mới thành một tác phẩm nhiếp ảnh nghệ thuật đích thực. Tác phẩm nghệ thuật phải vượt lên được cái bình thường của cuộc sống,
Tuy nhiên, ảnh báo chí và ảnh nghệ thuật vẫn có điểm tương đồng. Khi bức ảnh báo chí chụp các sự kiện bởi một nhiếp ảnh gia hay phóng viên ảnh có tư duy tốt, sử dụng các kỹ năng nhiếp ảnh tốt, bức ảnh sẽ không còn chỉ là ảnh báo chí mà nó sẽ trở thành tác phẩm nghệ thuật.
Vì bên cạnh thông tin người xem còn thấy được sức mạnh của ánh sáng, bố cục, đường nét... trong tác phẩm. Và ngược lại, một bức ảnh nghệ thuật lại có thông tin tốt cho người xem thì cũng trở thành ảnh báo chí. Tất nhiên bức ảnh đó phải kèm theo chú thích ảnh cũng như tính cập nhật thông tin thì mới có giá trị báo chí.
Không sợ xung đột
- Lực lượng trẻ trong số 850 hội viên của Hội có đông không, thưa ông?
Ông Vũ Quốc Khánh: Lực lượng trẻ thì… không đông. Đấy cũng là điều hơi buồn và tôi cũng đang muốn làm thế nào để tăng cường lượng lượng trẻ này.
- Lý do vì sao họ có vẻ ngại tham gia Hội vậy?
Ông Vũ Quốc Khánh: Thực ra vào Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh cũng cần có tiêu chuẩn. Ví dụ như, có tác phẩm được tham gia ở các cuộc thi, triển lãm của Hội hay quốc tế và phải đủ 50 điểm, trong đó có những điểm bắt buộc phải có thì mới được kết nạp vào hội. Có những cá nhân không tham gia Hội mặc dù tay nghề họ rất giỏi, nhưng vào Hội là tự nguyện.
Cá nhân tôi đang muốn lôi kéo những nhà nhiếp ảnh trẻ và các nhóm nhiếp ảnh vào Hội để họ cùng tham gia sân chơi của Hội, cùng phát triển Hội vì rõ ràng cách chụp của người trẻ rất khác cách chụp của những hội viên trong Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh bây giờ.
- Ông có sợ nếu lôi kéo nhiều nhóm vào như vậy sẽ xảy ra xung đột không, vì rõ ràng các hội viên lão làng thì thường hay… bảo thủ?
Ông Vũ Quốc Khánh: Có gì đâu mà xung đột. Nghệ thuật là sự đa dạng, phong phú và nghệ thuật là không có biên giới. Vấn đề là ở định hướng. Tôi không ngại vấn đề đó. Càng nhiều tư duy khác nhau thì mới thành một nền nghệ thuật nhiếp ảnh chứ, giống như một bức ảnh đa sắc sẽ thú vị hơn là đơn sắc. Hội đang rất cần lớp trẻ kế cận.
Có một loại ảnh “hot”…
- Thời gian gần đây trên các trang báo điện tử, có thể loại hình ảnh các cô ca sĩ, người mẫu được chụp trong tư thế bị hở hang... Đáng ngại là những hình ảnh đó lại được cập nhật đều đặn hàng ngày trên mặt báo, theo ông đó có phải là ảnh báo chí không?
Ông Vũ Quốc Khánh: Để nói đó có phải ảnh báo chí hay không cũng cần phải cân nhắc và xem xét. Chỉ có điều có thể thấy ngay đó là một dạng ảnh “hot” được nhiều độc giả quan tâm, có cầu ắt có cung. Còn đích thực nó có phải ảnh báo chí không lại phải xét trên nhiều cơ sở, yếu tố.
Trong nhiếp ảnh cũng có cái khó, tất cả các ranh giới đều mờ nhạt, từ thể loại báo chí sang thể loại mang tính “cầu kỳ” hơn. Có những ảnh không mang tính báo chí nhưng lại là thứ ảnh mang tính thị hiếu, để người đọc xem cho vui chứ thực tế không mang lại giá trị gì.
Khi độc giả có nhu cầu thì báo chí đáp ứng, chỉ có điều ở mức độ nào.
- Nhưng, nếu cứ mải miết chạy theo thị hiếu kiểu đó sẽ lại đặt ra câu chuyện về đạo đức nghề nghiệp của những người làm nghề…
Ông Vũ Quốc Khánh: Chính xác! Tuy nhiên, cũng tùy theo chức năng nhiệm vụ của mỗi tờ báo. Theo tôi cũng chỉ có một số tờ báo chạy theo thị hiếu, những tờ liên quan tới thế giới của những ngôi sao, người nổi tiếng, chứ với những tờ báo chính thống rất hạn chế đăng tải những hình ảnh nhạy cảm.
Song, nhìn vào đó cũng phải nhìn nhận rằng hiện nay nhu cầu giải trí của bạn đọc đang rất được quan tâm. Nhưng không phải vì thế mà lãnh đạo các tòa soạn được lơi là định hướng, để tránh vi phạm luật báo chí.
Vâng, xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện!
Làm ảnh báo chí để tròn trách nhiệm
- Nhắc đến Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam (VAPA) là công chúng nghĩ ngay đến các hoạt động liên qua tới nhiếp ảnh nghệ thuật, còn mảng ảnh báo chí Hội đã có kế hoạch phát triển gì chưa, thưa ông?
Ông Vũ Quốc Khánh: Nếu nói một cách sòng phẳng thì chức năng nhiệm vụ chính của Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam là hội nghệ thuật, mà đã là nghệ sĩ thì không liên quan nhiều tới báo chí. Tuy nhiên, trong chức năng nhiệm vụ cũng xác định, hội nghệ sĩ nhiếp ảnh nhưng lại là hội chính trị xã hội chủ nghĩa, do đó cũng mang tính chính trị, nên các hội viên phải tham gia vào các hoạt động chung của đất nước.
Nếu không làm ảnh báo chí thì bản thân các hội viên cũng có cảm giác là không làm tròn trách nhiệm. Do đó, chúng tôi đang muốn mở rộng lĩnh vực nhiếp ảnh không chỉ nằm trong nghệ thuật.
Qua các kỳ họp, Ban chấp hành Hội cũng xác định cần phải tiến hành mở rộng hoạt động nhiếp ảnh, trong đó có nhiếp ảnh báo chí. Quyết định này thể hiện qua việc Hội tham gia bảo trợ cấp cao cho cuộc thi Khoảnh khắc Vàng của TTXVN, bảo trợ cho các cuộc thi ảnh cho các cấp khác như Câu lạc bộ Ảnh Báo chí của Hội nhà báo Việt Nam...
Thực tế, trong những cuộc thi ảnh chân dung hay thi ảnh nghệ thuật quốc tế tại Việt Nam... thì vẫn thấp thoáng tính báo chí trong đó, nó chỉ không mang tên là cuộc thi ảnh báo chí thôi. Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh với Hội Nhà báo cũng đang cân nhắc, tính toán để làm một cuộc thi về ảnh báo chí.
- Tư duy ảnh nghệ thuật với tư duy ảnh báo chí có khoảng cách lắm không?
Ông Vũ Quốc Khánh: Về nguyên tắc thì ảnh báo chí và ảnh nghệ thuật đều phải xuất phát từ thực tiễn nhưng vẫn có khoảng cách. Vì ảnh báo chí là ảnh mang tính thông tin và cập nhật, phản ảnh trung thực sự kiện và phải đáp ứng đầy đủ các yếu tố thông tin của ảnh báo chí. Còn ảnh nghệ thuật thì mang tính biểu tượng nhiều hơn, tạo ra một tác phẩm mang tính nghệ thuật từ cuộc sống.
Ở Việt Nam, nhiều anh em nghệ sĩ cho rằng ảnh nghệ thuật phải xuất phát từ thực tiễn, quan điểm đó đúng nhưng nếu chỉ ghi chép thôi chưa đủ mà phải biểu hiện thành một tác phẩm thông qua các kỹ năng nhiếp ảnh, tư duy, ý đồ... thì mới thành một tác phẩm nhiếp ảnh nghệ thuật đích thực. Tác phẩm nghệ thuật phải vượt lên được cái bình thường của cuộc sống,
Tuy nhiên, ảnh báo chí và ảnh nghệ thuật vẫn có điểm tương đồng. Khi bức ảnh báo chí chụp các sự kiện bởi một nhiếp ảnh gia hay phóng viên ảnh có tư duy tốt, sử dụng các kỹ năng nhiếp ảnh tốt, bức ảnh sẽ không còn chỉ là ảnh báo chí mà nó sẽ trở thành tác phẩm nghệ thuật.
Vì bên cạnh thông tin người xem còn thấy được sức mạnh của ánh sáng, bố cục, đường nét... trong tác phẩm. Và ngược lại, một bức ảnh nghệ thuật lại có thông tin tốt cho người xem thì cũng trở thành ảnh báo chí. Tất nhiên bức ảnh đó phải kèm theo chú thích ảnh cũng như tính cập nhật thông tin thì mới có giá trị báo chí.
Không sợ xung đột
- Lực lượng trẻ trong số 850 hội viên của Hội có đông không, thưa ông?
Ông Vũ Quốc Khánh: Lực lượng trẻ thì… không đông. Đấy cũng là điều hơi buồn và tôi cũng đang muốn làm thế nào để tăng cường lượng lượng trẻ này.
- Lý do vì sao họ có vẻ ngại tham gia Hội vậy?
Ông Vũ Quốc Khánh: Thực ra vào Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh cũng cần có tiêu chuẩn. Ví dụ như, có tác phẩm được tham gia ở các cuộc thi, triển lãm của Hội hay quốc tế và phải đủ 50 điểm, trong đó có những điểm bắt buộc phải có thì mới được kết nạp vào hội. Có những cá nhân không tham gia Hội mặc dù tay nghề họ rất giỏi, nhưng vào Hội là tự nguyện.
Cá nhân tôi đang muốn lôi kéo những nhà nhiếp ảnh trẻ và các nhóm nhiếp ảnh vào Hội để họ cùng tham gia sân chơi của Hội, cùng phát triển Hội vì rõ ràng cách chụp của người trẻ rất khác cách chụp của những hội viên trong Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh bây giờ.
- Ông có sợ nếu lôi kéo nhiều nhóm vào như vậy sẽ xảy ra xung đột không, vì rõ ràng các hội viên lão làng thì thường hay… bảo thủ?
Ông Vũ Quốc Khánh: Có gì đâu mà xung đột. Nghệ thuật là sự đa dạng, phong phú và nghệ thuật là không có biên giới. Vấn đề là ở định hướng. Tôi không ngại vấn đề đó. Càng nhiều tư duy khác nhau thì mới thành một nền nghệ thuật nhiếp ảnh chứ, giống như một bức ảnh đa sắc sẽ thú vị hơn là đơn sắc. Hội đang rất cần lớp trẻ kế cận.
Có một loại ảnh “hot”…
- Thời gian gần đây trên các trang báo điện tử, có thể loại hình ảnh các cô ca sĩ, người mẫu được chụp trong tư thế bị hở hang... Đáng ngại là những hình ảnh đó lại được cập nhật đều đặn hàng ngày trên mặt báo, theo ông đó có phải là ảnh báo chí không?
Ông Vũ Quốc Khánh: Để nói đó có phải ảnh báo chí hay không cũng cần phải cân nhắc và xem xét. Chỉ có điều có thể thấy ngay đó là một dạng ảnh “hot” được nhiều độc giả quan tâm, có cầu ắt có cung. Còn đích thực nó có phải ảnh báo chí không lại phải xét trên nhiều cơ sở, yếu tố.
Trong nhiếp ảnh cũng có cái khó, tất cả các ranh giới đều mờ nhạt, từ thể loại báo chí sang thể loại mang tính “cầu kỳ” hơn. Có những ảnh không mang tính báo chí nhưng lại là thứ ảnh mang tính thị hiếu, để người đọc xem cho vui chứ thực tế không mang lại giá trị gì.
Khi độc giả có nhu cầu thì báo chí đáp ứng, chỉ có điều ở mức độ nào.
- Nhưng, nếu cứ mải miết chạy theo thị hiếu kiểu đó sẽ lại đặt ra câu chuyện về đạo đức nghề nghiệp của những người làm nghề…
Ông Vũ Quốc Khánh: Chính xác! Tuy nhiên, cũng tùy theo chức năng nhiệm vụ của mỗi tờ báo. Theo tôi cũng chỉ có một số tờ báo chạy theo thị hiếu, những tờ liên quan tới thế giới của những ngôi sao, người nổi tiếng, chứ với những tờ báo chính thống rất hạn chế đăng tải những hình ảnh nhạy cảm.
Song, nhìn vào đó cũng phải nhìn nhận rằng hiện nay nhu cầu giải trí của bạn đọc đang rất được quan tâm. Nhưng không phải vì thế mà lãnh đạo các tòa soạn được lơi là định hướng, để tránh vi phạm luật báo chí.
Vâng, xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện!
ChiLê (Vietnam+)