Theo ông Phạm Ngọc Minh, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), để đảm bảo khai thác vận tải hàng không nội địa có lãi và khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh hàng không nội địa, trước mắt, cần phải ban hành mức giá trần mới phù hợp với mức điều chỉnh về tỷ giá USD/VND và tiến tới tự do hóa giá cước vận tải hàng không nội địa.
Ông Phạm Ngọc Minh cho biết, vấn đề khó khăn nhất mà tất cả các hãng hàng không nội địa đang gặp phải là chính sách giá trần nội địa chưa phù hợp với quá trình điều chỉnh tỷ giá.
Thực tế, khoảng 70% chi phí đầu vào của ngành hàng không phải thanh toán bằng ngoại tệ, trong bối cảnh tỷ giá USD/VNĐ ngày càng tăng cao. Trong khi đó, doanh thu nội địa được tính bằng tiền đồng theo mức giá trần bị khống chế.
Việc kinh doanh vận tải hàng không nội địa không có lãi sẽ tiếp tục gây quan ngại và không khuyến khích các nhà đầu tư mới tham gia thị trường, đồng thời gây khó khăn rất nhiều cho các hãng hàng không hiện đang khai thác. “Riêng đối với Vietnam Airlines năm 2010, chúng tôi phải bù lỗ khoảng 30 triệu USD cho mạng đường bay nội địa,” ông Minh nói.
Do đó, Vietnam Airlines kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Tài Chính ban hành mức giá trần nội địa mới phù hợp với mức điều chỉnh về tỷ giá USD/VND, tiến tới gỡ bỏ hoàn toàn trong giai đoạn 2013-2014, để đảm bảo kinh hàng không nội địa có lãi và khuyến khích các thành phần kinh tế khác tham gia kinh doanh hàng không nội địa. Đồng thời đề xuất, cho phép Vietnam Airlines áp dụng cơ chế phụ thu nhiên liệu trên các đường bay nội địa khi có biến động về giá nhiên liệu.
Theo các hãng hàng không đang khai thác trong nước, nếu bỏ giá trần vé máy bay, các hãng sẽ được phép tăng giá vé trong dịp cao điểm và khuyến khích giảm giá vào dịp thấp điểm để khai thác tốt thị trường, khi đó, gói dịch vụ của các hãng sẽ phong phú hơn và mang lại lợi ích cho nhiều tầng lớp người tiêu dùng hơn.
Khung giá trần đang áp dụng hiện nay quy định các chuyến bay có cự ly dưới 300km có giá trần là 682.000 đồng, từ 300 đến dưới 500km là 864.000 đồng, 500 đến dưới 850km là 1,182 triệu đồng và từ 850km trở lên là 1,819 triệu đồng (chưa kể 10% thuế VAT và phí sân bay)./.
Ông Phạm Ngọc Minh cho biết, vấn đề khó khăn nhất mà tất cả các hãng hàng không nội địa đang gặp phải là chính sách giá trần nội địa chưa phù hợp với quá trình điều chỉnh tỷ giá.
Thực tế, khoảng 70% chi phí đầu vào của ngành hàng không phải thanh toán bằng ngoại tệ, trong bối cảnh tỷ giá USD/VNĐ ngày càng tăng cao. Trong khi đó, doanh thu nội địa được tính bằng tiền đồng theo mức giá trần bị khống chế.
Việc kinh doanh vận tải hàng không nội địa không có lãi sẽ tiếp tục gây quan ngại và không khuyến khích các nhà đầu tư mới tham gia thị trường, đồng thời gây khó khăn rất nhiều cho các hãng hàng không hiện đang khai thác. “Riêng đối với Vietnam Airlines năm 2010, chúng tôi phải bù lỗ khoảng 30 triệu USD cho mạng đường bay nội địa,” ông Minh nói.
Do đó, Vietnam Airlines kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Tài Chính ban hành mức giá trần nội địa mới phù hợp với mức điều chỉnh về tỷ giá USD/VND, tiến tới gỡ bỏ hoàn toàn trong giai đoạn 2013-2014, để đảm bảo kinh hàng không nội địa có lãi và khuyến khích các thành phần kinh tế khác tham gia kinh doanh hàng không nội địa. Đồng thời đề xuất, cho phép Vietnam Airlines áp dụng cơ chế phụ thu nhiên liệu trên các đường bay nội địa khi có biến động về giá nhiên liệu.
Theo các hãng hàng không đang khai thác trong nước, nếu bỏ giá trần vé máy bay, các hãng sẽ được phép tăng giá vé trong dịp cao điểm và khuyến khích giảm giá vào dịp thấp điểm để khai thác tốt thị trường, khi đó, gói dịch vụ của các hãng sẽ phong phú hơn và mang lại lợi ích cho nhiều tầng lớp người tiêu dùng hơn.
Khung giá trần đang áp dụng hiện nay quy định các chuyến bay có cự ly dưới 300km có giá trần là 682.000 đồng, từ 300 đến dưới 500km là 864.000 đồng, 500 đến dưới 850km là 1,182 triệu đồng và từ 850km trở lên là 1,819 triệu đồng (chưa kể 10% thuế VAT và phí sân bay)./.
Uông Lam (TTXVN/Vietnam+)