Những ngày này, dư luận cả nước ngóng về Hà Nội với tâm trạng phấp phỏng, lo lắng cho tính mạng của “cụ rùa.”
Hàng ngày, thông tin về “cụ” tràn ngập trên mặt báo, dưới quán trà đá hay công sở. Từ chuyện “cụ” đau đớn, vật vã đến việc các cơ quan chức năng của Hà Nội đang tận tâm, tận sức “bàn mưu, tính kế” cứu chữa.
Bà Lan, nhà ở phố Hàng Buồm cho hay, ngày nào cũng đi bộ đến bờ Hồ để ngắm “cụ rùa.” Nhìn “cụ” nổi, mang đầy thương tích thì quặn ruột, nhưng nếu một ngày không nhìn thấy “cụ”, bà Lan cảm thấy mất ăn mất ngủ, mong ngóng trên mặt báo bởi lo “cụ rùa” không bao giờ ngoi lên mặt nước nữa.
Thậm chí, có những người nông dân, quê ở tận Phú Xuyên, Đông Anh cũng bắt xe bus để đến Hồ Gươm mong tận mắt nhìn “cụ,” bất chấp thời tiết mấy hôm mưa phùn, gió rét. Với họ, “cụ” như một bảo vật mà đất trời ban tặng cho Thủ đô, gắn liền với thuyết Lê Lợi trả gươm, mong muốn hòa bình thịnh trị trên đất Việt.
“Đáng lẽ, người ta cần khẩn cấp cứu ‘cụ’ từ khi mới phát hiện ra cụ bị thương, thì có lẽ sức khỏe của 'cụ' không thậm tệ như bây giờ. Nhưng thôi, chậm còn hơn không. Chỉ mong sao các cấp ngành biết đã chậm thì phải làm nhanh, đừng có bàn bạc quá nhiều kẻo ‘lắm thầy nhiều ma’, rồi có khi bàn xong thì cụ lăn ra chết…,” một người dân đứng bên bờ Hồ, ngóng ra phía cụ rùa nổi, nói.
Thực tế, họ cũng cảm thấy yên tâm hơn khi hết ban ngành này, sở nọ đang dốc tâm dồn sức vào cứu “cụ rùa.” Nhiều nhà khoa học cũng được mời tham gia, những chiếc bẫy rùa tai đỏ được giăng khắp nơi, hồ được bơm thêm nước sạch, các vật nhọn có khả năng gây thương tích cho “cụ” cũng được loại bỏ.
Cho đến bây giờ, người ta cũng còn đang phỏng đoán nhiều về những chấn thương của rùa. Người thì cho rùa “tuổi cao sức yếu,” người thì bảo cụ” bị ảnh hưởng nhiều bởi rùa tai đỏ, bị rùa tai đỏ gặm mai, nước hồ ô nhiễm, “cụ” không có thức ăn… Cho dù là một hay tất cả các nguyên nhân trên dẫn đến sức khỏe của rùa suy giảm thì cũng đều có gốc gác từ con người.
Đã từ lâu lắm rồi, người ta nói đến môi trường của Hồ Hoàn Kiếm như một nơi đã xuống cấp trầm trọng, tảo độc xâm lấn nước hồ, các loài thủy sinh dần cạn kiệt. Nạn cúng rùa rồi thả xuống hồ khiến số lượng sinh vật ngoại lai rùa tai đỏ bùng phát, đe dọa nguồn thức ăn của rùa Hoàn Kiếm… Người ta cũng đã có những dự án cải tạo, nạo hút bùn ở hồ, nhưng chỉ khi dư luận nóng lên với những vết thương trên mai “cụ rùa” thì dường như công tác môi trường mới được trú trọng một cách triệt để.
Một số nhà khoa học cho rằng, việc dốc sức cứu rùa – nhất lại là một loài sinh vật quý hiếm là việc đáng làm. Thế nhưng, đừng để nó là câu chuyện “tốt lỏi.”
Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đình Hòe, Trưởng ban phản biện xã hội (thuộc Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam) cho rằng, việc dồn sức cứu cụ rùa là cần thiết. Đó là một sinh vật quý, nhưng không có nghĩa là không có sinh, có diệt.
Ông Hòe cũng nói, bên cạnh việc cứu “cụ rùa” thì các cơ quan ban ngành hãy chú trọng hơn đến các “cụ khác,” trong đó có “cụ người” đang sống trong cảnh ô nhiễm, nghèo khổ. Hay chuyện nước sông Hồng đang cạn kiệt, đổi màu và vấn nạn ô nhiễm môi trường cận kề, đe dọa đến cuộc sống của người dân, rồi chuyện bảo vệ "cụ cây," "cụ Tê giác" ở Vườn Quốc gia Cát Tiên...
“Đừng nhất bên trọng, vạn bên khinh. Còn vạn ‘cụ’ khác cũng đang đợi được cứu chữa, bảo vệ nghiêm ngặt,” ông Hòe chốt lại.
Từ câu chuyện cứu rùa, lại nhớ đến việc cây bồ đề ở phố 19-12 trước đó. Việc cây bồ đề bị đơn vị xây dựng “bứng” đi cho “khuất mắt” cũng làm nóng ran dư luận. Chỉ khác là, cây bồ đề bị “hô biến” trong một đêm, còn Hồ Gươm thì bị đầu độc trong một quá trình dài. Và khi dư luận lên tiếng, cây bồ đề đã được đem trồng trở lại.
Hiện, cây bồ đề suýt bị “bức tử” ngày ấy đã đâm mầm, hứa hẹn một sự sống mới. Còn “cụ rùa,” việc cứu chữa chính thức còn chưa bắt đầu.
Có lẽ để tránh cảnh “chữa cháy,” người ta cần vạch ra một chiến lược dài hơi hơn cho môi trường, chứ không chỉ để nước đến chân mới nhảy.
Mong sao, việc bảo vệ môi trường cũng sẽ được người ta sốt sắng như việc cứu “cụ rùa”…
Hàng ngày, thông tin về “cụ” tràn ngập trên mặt báo, dưới quán trà đá hay công sở. Từ chuyện “cụ” đau đớn, vật vã đến việc các cơ quan chức năng của Hà Nội đang tận tâm, tận sức “bàn mưu, tính kế” cứu chữa.
Bà Lan, nhà ở phố Hàng Buồm cho hay, ngày nào cũng đi bộ đến bờ Hồ để ngắm “cụ rùa.” Nhìn “cụ” nổi, mang đầy thương tích thì quặn ruột, nhưng nếu một ngày không nhìn thấy “cụ”, bà Lan cảm thấy mất ăn mất ngủ, mong ngóng trên mặt báo bởi lo “cụ rùa” không bao giờ ngoi lên mặt nước nữa.
Thậm chí, có những người nông dân, quê ở tận Phú Xuyên, Đông Anh cũng bắt xe bus để đến Hồ Gươm mong tận mắt nhìn “cụ,” bất chấp thời tiết mấy hôm mưa phùn, gió rét. Với họ, “cụ” như một bảo vật mà đất trời ban tặng cho Thủ đô, gắn liền với thuyết Lê Lợi trả gươm, mong muốn hòa bình thịnh trị trên đất Việt.
“Đáng lẽ, người ta cần khẩn cấp cứu ‘cụ’ từ khi mới phát hiện ra cụ bị thương, thì có lẽ sức khỏe của 'cụ' không thậm tệ như bây giờ. Nhưng thôi, chậm còn hơn không. Chỉ mong sao các cấp ngành biết đã chậm thì phải làm nhanh, đừng có bàn bạc quá nhiều kẻo ‘lắm thầy nhiều ma’, rồi có khi bàn xong thì cụ lăn ra chết…,” một người dân đứng bên bờ Hồ, ngóng ra phía cụ rùa nổi, nói.
Thực tế, họ cũng cảm thấy yên tâm hơn khi hết ban ngành này, sở nọ đang dốc tâm dồn sức vào cứu “cụ rùa.” Nhiều nhà khoa học cũng được mời tham gia, những chiếc bẫy rùa tai đỏ được giăng khắp nơi, hồ được bơm thêm nước sạch, các vật nhọn có khả năng gây thương tích cho “cụ” cũng được loại bỏ.
Cho đến bây giờ, người ta cũng còn đang phỏng đoán nhiều về những chấn thương của rùa. Người thì cho rùa “tuổi cao sức yếu,” người thì bảo cụ” bị ảnh hưởng nhiều bởi rùa tai đỏ, bị rùa tai đỏ gặm mai, nước hồ ô nhiễm, “cụ” không có thức ăn… Cho dù là một hay tất cả các nguyên nhân trên dẫn đến sức khỏe của rùa suy giảm thì cũng đều có gốc gác từ con người.
Đã từ lâu lắm rồi, người ta nói đến môi trường của Hồ Hoàn Kiếm như một nơi đã xuống cấp trầm trọng, tảo độc xâm lấn nước hồ, các loài thủy sinh dần cạn kiệt. Nạn cúng rùa rồi thả xuống hồ khiến số lượng sinh vật ngoại lai rùa tai đỏ bùng phát, đe dọa nguồn thức ăn của rùa Hoàn Kiếm… Người ta cũng đã có những dự án cải tạo, nạo hút bùn ở hồ, nhưng chỉ khi dư luận nóng lên với những vết thương trên mai “cụ rùa” thì dường như công tác môi trường mới được trú trọng một cách triệt để.
Một số nhà khoa học cho rằng, việc dốc sức cứu rùa – nhất lại là một loài sinh vật quý hiếm là việc đáng làm. Thế nhưng, đừng để nó là câu chuyện “tốt lỏi.”
Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đình Hòe, Trưởng ban phản biện xã hội (thuộc Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam) cho rằng, việc dồn sức cứu cụ rùa là cần thiết. Đó là một sinh vật quý, nhưng không có nghĩa là không có sinh, có diệt.
Ông Hòe cũng nói, bên cạnh việc cứu “cụ rùa” thì các cơ quan ban ngành hãy chú trọng hơn đến các “cụ khác,” trong đó có “cụ người” đang sống trong cảnh ô nhiễm, nghèo khổ. Hay chuyện nước sông Hồng đang cạn kiệt, đổi màu và vấn nạn ô nhiễm môi trường cận kề, đe dọa đến cuộc sống của người dân, rồi chuyện bảo vệ "cụ cây," "cụ Tê giác" ở Vườn Quốc gia Cát Tiên...
“Đừng nhất bên trọng, vạn bên khinh. Còn vạn ‘cụ’ khác cũng đang đợi được cứu chữa, bảo vệ nghiêm ngặt,” ông Hòe chốt lại.
Từ câu chuyện cứu rùa, lại nhớ đến việc cây bồ đề ở phố 19-12 trước đó. Việc cây bồ đề bị đơn vị xây dựng “bứng” đi cho “khuất mắt” cũng làm nóng ran dư luận. Chỉ khác là, cây bồ đề bị “hô biến” trong một đêm, còn Hồ Gươm thì bị đầu độc trong một quá trình dài. Và khi dư luận lên tiếng, cây bồ đề đã được đem trồng trở lại.
Hiện, cây bồ đề suýt bị “bức tử” ngày ấy đã đâm mầm, hứa hẹn một sự sống mới. Còn “cụ rùa,” việc cứu chữa chính thức còn chưa bắt đầu.
Có lẽ để tránh cảnh “chữa cháy,” người ta cần vạch ra một chiến lược dài hơi hơn cho môi trường, chứ không chỉ để nước đến chân mới nhảy.
Mong sao, việc bảo vệ môi trường cũng sẽ được người ta sốt sắng như việc cứu “cụ rùa”…
Trung Hiền (Vietnam+)