Ngày 29/4, tỉnh Thừa Thiên-Huế đã tổ chức khánh thành và đưa vào sử dụng công trình tôn tạo, tu bổ khu di tích lưu niệm Phan Bội Châu tại đường Phan Bội Châu, thành phố Huế.
Công trình được Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế đầu tư 500 triệu đồng, thực hiện từ năm 2009 đến nay. Đây là đợt trùng tu, tôn tạo lần thứ 2. Trước đó, công trình được trùng tu lần thứ nhất vào năm 1997, nhân dịp kỷ niệm 130 năm ngày sinh cụ Phan Bội Châu (26/12/1867-26/12/1997).
Sau khi hoàn thành việc trùng tu, tôn tạo, hiện khu di tích lưu niệm Phan Bội Châu cũng đã hoàn thiện việc chỉnh lý nâng cao phần trưng bày về cuộc đời, thân thế và sự nghiệp của cụ với hơn 150 ảnh tư liệu, hiện vật.
Cùng với những di tích gốc như nhà ở, nhà thờ, lăng mộ cụ Phan, trong khuôn viên di tích này còn có các phần mộ Tăng Bạt Hổ, Bà Ấu Triệu-Lê Thị Đàn... tạo thành một tổng thể di tích Phan Bội Châu và những người đồng chí; trở thành một địa chỉ sinh hoạt văn hóa, giáo dục cho nhân dân địa phương, cũng như du khách trong và ngoài nước đến tham quan học tập.
Phan Bội Châu - nhà chiến sĩ yêu nước, nhà tư tưởng, nhà văn hóa nổi tiếng của Việt Nam đầu thế kỷ XX - sau nhiều năm bôn ba ở nước ngoài tìm đường giải phóng dân tộc. Năm 1925, Phan Bội Châu bị thực dân Pháp bắt ở Thượng Hải, đưa về Hà Nội.
Trước áp lực của phong trào đấu tranh nhân dân trong cả nước, buộc thực dân Pháp phải ân xá, đưa cụ về giam lỏng tại Huế. Sau khi cụ qua đời (29/10/1940), năm 1941, cụ Huỳnh Thúc Kháng dùng số tiền phúng điếu còn lại đứng ra xây dựng lại ngôi nhà và khu lăng mộ cho cụ tại Huế.
Cũng trong đợt này, gia đình ông Phan Thiệu Cơ (cháu nội của cụ Phan) đã ủng hộ gần 200 triệu đồng để tu bổ và xây dựng lại khu tường rào phía trước di tích./.
Công trình được Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế đầu tư 500 triệu đồng, thực hiện từ năm 2009 đến nay. Đây là đợt trùng tu, tôn tạo lần thứ 2. Trước đó, công trình được trùng tu lần thứ nhất vào năm 1997, nhân dịp kỷ niệm 130 năm ngày sinh cụ Phan Bội Châu (26/12/1867-26/12/1997).
Sau khi hoàn thành việc trùng tu, tôn tạo, hiện khu di tích lưu niệm Phan Bội Châu cũng đã hoàn thiện việc chỉnh lý nâng cao phần trưng bày về cuộc đời, thân thế và sự nghiệp của cụ với hơn 150 ảnh tư liệu, hiện vật.
Cùng với những di tích gốc như nhà ở, nhà thờ, lăng mộ cụ Phan, trong khuôn viên di tích này còn có các phần mộ Tăng Bạt Hổ, Bà Ấu Triệu-Lê Thị Đàn... tạo thành một tổng thể di tích Phan Bội Châu và những người đồng chí; trở thành một địa chỉ sinh hoạt văn hóa, giáo dục cho nhân dân địa phương, cũng như du khách trong và ngoài nước đến tham quan học tập.
Phan Bội Châu - nhà chiến sĩ yêu nước, nhà tư tưởng, nhà văn hóa nổi tiếng của Việt Nam đầu thế kỷ XX - sau nhiều năm bôn ba ở nước ngoài tìm đường giải phóng dân tộc. Năm 1925, Phan Bội Châu bị thực dân Pháp bắt ở Thượng Hải, đưa về Hà Nội.
Trước áp lực của phong trào đấu tranh nhân dân trong cả nước, buộc thực dân Pháp phải ân xá, đưa cụ về giam lỏng tại Huế. Sau khi cụ qua đời (29/10/1940), năm 1941, cụ Huỳnh Thúc Kháng dùng số tiền phúng điếu còn lại đứng ra xây dựng lại ngôi nhà và khu lăng mộ cho cụ tại Huế.
Cũng trong đợt này, gia đình ông Phan Thiệu Cơ (cháu nội của cụ Phan) đã ủng hộ gần 200 triệu đồng để tu bổ và xây dựng lại khu tường rào phía trước di tích./.
Quốc Việt (Vietnam+)