Trước sự xuống cấp của chùa Diên Hựu-Một Cột cũng như sự quan tâm của dư luận, ngày 30/9, Ủy ban Nhân dân quận Ba Đình, Hà Nội đã tổ chức hội nghị lấy ý kiến các nhà khoa học và các nhà quản lý về việc tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử văn hóa đặc biệt cấp quốc gia này.
Dù không sớm nhưng đó cũng là ý thức và trách nhiệm của cơ quan quản lý đối với di sản có tuổi đời gần 1.000 năm của các bậc tiền nhân để lại, mà các nhà nghiên cứu văn hóa ví như một viên ngọc quý.
Rất nhiều ý kiến được đưa ra, nhưng tất cả đều khẳng định, bằng mọi cách phải bảo tồn các yếu tố gốc đã làm nên giá trị của ngôi chùa.
Tôn tạo hạ tầng kỹ thuật, ưu tiên số một
Chùa Diên Hựu-Một Cột nằm trên cốt đất trũng, vì vậy, các đợt mưa lớn, bùn đất, nước xung quanh dồn về nên khó tránh khỏi cảnh úng ngập. Thêm vào đó, các hạng mục thảm cỏ, cây xanh, tường bao, lối đi… chưa thực sự đẹp, phù hợp với vị trí, giá trị của di tích.
Trong khi đó, chùa Diên Hựu-Một Cột nằm trong khu bảo tồn A1, gắn với khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bảo tàng Hồ Chí Minh nên cần thiết có một hạ tầng tốt, xứng tầm.
Ông Đỗ Viết Bình, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân quận Ba Đình cho biết, đầu năm 2010, Ủy ban Nhân dân thành phố đã giao cho quận Ba Đình trùng tu, tôn tạo chùa chào mừng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội.
Quận đã phối hợp cùng các ngành tích cực xử lý hạ tầng cơ sở chùa Diên Hựu-Một Cột, hệ thống thoát nước và bảo vệ trật tự nơi này. Về lâu dài, quận Ba Đình sẽ xây dựng kế hoạch, phương án trùng tu tổng thể nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di tích văn hóa lịch sử trên tinh thần giữ nguyên các giá trị cũ.
Vấn đề hệ thống thoát nước được rất nhiều các nhà nghiên cứu, nhà quản lý quan tâm với mong muốn khu vực chùa không còn tình trạng úng ngập mỗi khi mưa lớn. Đại đức Thích Tâm Kiên, trụ trì chùa Diên Hựu-Một Cột đưa ra ý kiến: “Ngay trận mưa lớn đầu tháng 8 vừa qua, chùa rơi vào tình trạng úng ngập. Việc nâng cốt nền khu vực chùa là cần thiết để khi mưa to bùn đất, nước thải xung quanh không dồn về.”
Quận Ba Đình đề nghị Ban quản lý dự án quận và đơn vị tư vấn phối hợp với Bộ Tư lệnh bảo vệ Lăng và Bảo tàng Hồ Chí Minh xem xét, khảo sát kỹ lưỡng hệ thống thoát nước để đưa ra phương án tối ưu nhất về hạ tầng kỹ thuật bởi đây là ưu tiên số 1.
Đảm bảo cảnh quan không gian không bị phá vỡ khi tôn tạo
Khi xây dựng kế hoạch tu bổ, tôn tạo chùa, đơn vị tư vấn đề xuất hai phương án tôn tạo nhà tăng, nhà tổ bởi đơn vị này cho rằng, hiện trạng xây dựng chùa vá víu, khu vực nhà tăng xây dựng sát Tam bảo.
Phương án thứ nhất xây dựng mới nhà tăng, nhà tổ trên tinh thần không lấn át công trình gốc; trong đó tăng đề xuất làm nhà 5 gian vừa là trai phòng vừa là tăng phòng. Phương án hai xây ghép chức năng nhà tăng và nhà tổ vào một công trình để thu hẹp diện tích sử dụng.
Về vấn đề này, tiến sỹ Nguyễn Quốc Tuấn, Viện Nghiên cứu Tôn giáo cho rằng: “Việc xây dựng thêm cần khảo sát kỹ diện tích đất vì nếu tính toán không cẩn thận sẽ dễ lấn át chùa Diên Hựu-Một Cột. Không chỉ lo ngại việc xây mới làm nhạt kiến trúc cổ mà nó có thể che khuất chùa Một Cột.”
Ông cũng cho rằng, đứng ở Bảo tàng Hồ Chí Minh nhìn xuống chùa đã thấy chi chít các công trình nay xây dựng thêm quá nhiều và ảnh hưởng đến cảnh quan kiến trúc. Đồng quan điểm này, giáo sư Phan Khanh cũng bày tỏ: “Nếu xây dựng thêm phải suy tính cẩn trọng và nhất thiết phải giữ kiến trúc, quy hoạch cũ.”
Quận Ba Đình cũng khẳng định, việc tu bổ, xây dựng các công trình trên rất cần thận trọng để không che khuất chùa Một Cột, ảnh hưởng đến không gian chùa và làm thế nào để đứng bất kỳ góc nào đều có thể nhìn thấy chùa Một Cột. Công trình xây dựng vừa đảm bảo hoạt động của chùa, vừa làm nổi bật chùa Một Cột đảm bảo tính tôn nghiêm của cả quần thể chùa.
Tu bổ vẫn giữ nguyên các giá trị gốc
Giáo sư Phan Khanh, người có nhiều tâm huyết với các giá trị của chùa Diên Hựu-Một Cột nói: trách nhiệm của chúng ta phải tu bổ, tôn tạo cho tương xứng với chính nó và tương xứng với Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Tại hội nghị, các đại biểu đều cho rằng, các cơ quan thực hiện cần nghiên cứu kỹ phương án tu bổ, bảo tồn để yếu tố gốc không thay đổi. Các đại biểu đề xuất phải dựng cột đá thay cho cột ximăng đúng như sử sách lưu lại, vừa đảm bảo tính chân thực vừa mang lại thẩm mỹ cao.
Tường gạch, cầu thang đi lên chùa phải có sự chuẩn bị kỹ từ kiến trúc đến vật liệu để tương xứng với cảnh quan. Mái ngói chùa vừa qua xô dịch gây nên tình trạng dột nước cần được đảo lại. Ba công trình trong quần thể chùa là Tam quan, Tam bảo và nhà Mẫu cần được bảo tồn nghiêm ngặt.
Quận Ba Đình cần phối hợp với các cơ quan chức năng thu thập tư liệu đưa ra phương án tu bổ, tôn tạo tối ưu nhất nhằm làm nổi bật chùa Diên Hựu-Một Cột, có tầm vóc xứng với khu bảo tồn A1./.
Dù không sớm nhưng đó cũng là ý thức và trách nhiệm của cơ quan quản lý đối với di sản có tuổi đời gần 1.000 năm của các bậc tiền nhân để lại, mà các nhà nghiên cứu văn hóa ví như một viên ngọc quý.
Rất nhiều ý kiến được đưa ra, nhưng tất cả đều khẳng định, bằng mọi cách phải bảo tồn các yếu tố gốc đã làm nên giá trị của ngôi chùa.
Tôn tạo hạ tầng kỹ thuật, ưu tiên số một
Chùa Diên Hựu-Một Cột nằm trên cốt đất trũng, vì vậy, các đợt mưa lớn, bùn đất, nước xung quanh dồn về nên khó tránh khỏi cảnh úng ngập. Thêm vào đó, các hạng mục thảm cỏ, cây xanh, tường bao, lối đi… chưa thực sự đẹp, phù hợp với vị trí, giá trị của di tích.
Trong khi đó, chùa Diên Hựu-Một Cột nằm trong khu bảo tồn A1, gắn với khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bảo tàng Hồ Chí Minh nên cần thiết có một hạ tầng tốt, xứng tầm.
Ông Đỗ Viết Bình, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân quận Ba Đình cho biết, đầu năm 2010, Ủy ban Nhân dân thành phố đã giao cho quận Ba Đình trùng tu, tôn tạo chùa chào mừng Đại lễ 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội.
Quận đã phối hợp cùng các ngành tích cực xử lý hạ tầng cơ sở chùa Diên Hựu-Một Cột, hệ thống thoát nước và bảo vệ trật tự nơi này. Về lâu dài, quận Ba Đình sẽ xây dựng kế hoạch, phương án trùng tu tổng thể nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di tích văn hóa lịch sử trên tinh thần giữ nguyên các giá trị cũ.
Vấn đề hệ thống thoát nước được rất nhiều các nhà nghiên cứu, nhà quản lý quan tâm với mong muốn khu vực chùa không còn tình trạng úng ngập mỗi khi mưa lớn. Đại đức Thích Tâm Kiên, trụ trì chùa Diên Hựu-Một Cột đưa ra ý kiến: “Ngay trận mưa lớn đầu tháng 8 vừa qua, chùa rơi vào tình trạng úng ngập. Việc nâng cốt nền khu vực chùa là cần thiết để khi mưa to bùn đất, nước thải xung quanh không dồn về.”
Quận Ba Đình đề nghị Ban quản lý dự án quận và đơn vị tư vấn phối hợp với Bộ Tư lệnh bảo vệ Lăng và Bảo tàng Hồ Chí Minh xem xét, khảo sát kỹ lưỡng hệ thống thoát nước để đưa ra phương án tối ưu nhất về hạ tầng kỹ thuật bởi đây là ưu tiên số 1.
Đảm bảo cảnh quan không gian không bị phá vỡ khi tôn tạo
Khi xây dựng kế hoạch tu bổ, tôn tạo chùa, đơn vị tư vấn đề xuất hai phương án tôn tạo nhà tăng, nhà tổ bởi đơn vị này cho rằng, hiện trạng xây dựng chùa vá víu, khu vực nhà tăng xây dựng sát Tam bảo.
Phương án thứ nhất xây dựng mới nhà tăng, nhà tổ trên tinh thần không lấn át công trình gốc; trong đó tăng đề xuất làm nhà 5 gian vừa là trai phòng vừa là tăng phòng. Phương án hai xây ghép chức năng nhà tăng và nhà tổ vào một công trình để thu hẹp diện tích sử dụng.
Về vấn đề này, tiến sỹ Nguyễn Quốc Tuấn, Viện Nghiên cứu Tôn giáo cho rằng: “Việc xây dựng thêm cần khảo sát kỹ diện tích đất vì nếu tính toán không cẩn thận sẽ dễ lấn át chùa Diên Hựu-Một Cột. Không chỉ lo ngại việc xây mới làm nhạt kiến trúc cổ mà nó có thể che khuất chùa Một Cột.”
Ông cũng cho rằng, đứng ở Bảo tàng Hồ Chí Minh nhìn xuống chùa đã thấy chi chít các công trình nay xây dựng thêm quá nhiều và ảnh hưởng đến cảnh quan kiến trúc. Đồng quan điểm này, giáo sư Phan Khanh cũng bày tỏ: “Nếu xây dựng thêm phải suy tính cẩn trọng và nhất thiết phải giữ kiến trúc, quy hoạch cũ.”
Quận Ba Đình cũng khẳng định, việc tu bổ, xây dựng các công trình trên rất cần thận trọng để không che khuất chùa Một Cột, ảnh hưởng đến không gian chùa và làm thế nào để đứng bất kỳ góc nào đều có thể nhìn thấy chùa Một Cột. Công trình xây dựng vừa đảm bảo hoạt động của chùa, vừa làm nổi bật chùa Một Cột đảm bảo tính tôn nghiêm của cả quần thể chùa.
Tu bổ vẫn giữ nguyên các giá trị gốc
Giáo sư Phan Khanh, người có nhiều tâm huyết với các giá trị của chùa Diên Hựu-Một Cột nói: trách nhiệm của chúng ta phải tu bổ, tôn tạo cho tương xứng với chính nó và tương xứng với Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Tại hội nghị, các đại biểu đều cho rằng, các cơ quan thực hiện cần nghiên cứu kỹ phương án tu bổ, bảo tồn để yếu tố gốc không thay đổi. Các đại biểu đề xuất phải dựng cột đá thay cho cột ximăng đúng như sử sách lưu lại, vừa đảm bảo tính chân thực vừa mang lại thẩm mỹ cao.
Tường gạch, cầu thang đi lên chùa phải có sự chuẩn bị kỹ từ kiến trúc đến vật liệu để tương xứng với cảnh quan. Mái ngói chùa vừa qua xô dịch gây nên tình trạng dột nước cần được đảo lại. Ba công trình trong quần thể chùa là Tam quan, Tam bảo và nhà Mẫu cần được bảo tồn nghiêm ngặt.
Quận Ba Đình cần phối hợp với các cơ quan chức năng thu thập tư liệu đưa ra phương án tu bổ, tôn tạo tối ưu nhất nhằm làm nổi bật chùa Diên Hựu-Một Cột, có tầm vóc xứng với khu bảo tồn A1./.
Đinh Thị Thuận (TTXVN/Vietnam+)