Doanh nghiệp niêm yết trước thời điểm 15/9, nếu không đáp ứng được điều kiện niêm yết theo quy định của Nghị định 58 vẫn được tiếp tục niêm yết và không phải chuyển sàn theo điều kiện niêm yết mới.
Ngày 20/7, Thủ tướng Chính phủ đã ký Nghị định 58 về Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán. Nghị định này có hiệu lực từ 15/9, thay thế Nghị định 14 (ban hành ngày 19/1/2007), Nghị định 84 (ngày 2/8/2010), bổ sung một số điều của Nghị định 14 và Nghị định 01 (ngày 4/1/2010). Những quy định trước đây trái với Nghị định này đều bị bãi bỏ.
Theo đó, điều kiện niêm yết công ty đại chúng niêm yết cổ phiếu trên Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh phải có vốn điều lệ từ 120 tỷ đồng trở lên, có ít nhất 2 năm hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần. Đồng thời, tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) tối thiểu 5% và 2 năm gần nhất phải có lãi. Ngoài ra, tổ chức niêm yết phải có tối thiểu 20% cổ phiếu có quyền biểu quyết do ít nhất 300 cổ đông không phải cổ đông lớn nắm giữ.
Điều kiện niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội là vốn điều lệ tối thiểu 30 tỷ đồng, có 1 năm hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần, ROE tối thiểu 5%. Tổ chức niêm yết phải có tối thiểu 15% số cổ phiếu có quyền biểu quyết do ít nhất 100 cổ đông không phải cổ đông lớn nắm giữ.
Về việc hủy bỏ niêm yết, chứng khoán bị hủy niêm yết nếu tổ chức niêm yết bị ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh chính từ 1 năm trở lên hoặc cổ phiếu không có giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán trong vòng 12 tháng. Tổ chức niêm yết thua lỗ trong 3 năm liên tiếp hoặc lỗ lũy kế vượt quá số vốn điều lệ cũng sẽ bị hủy niêm yết chứng khoán.
Các doanh nghiệp chỉ được đề nghị hủy niêm yết nếu Đại hội cổ đông có trên 50% số phiếu biểu quyết của các cổ đông không phải cổ đông lớn chấp thuận. Tuy nhiên, tổ chức niêm yết chỉ được đề nghị hủy bỏ niêm yết sau khi đã niêm yết được tối thiểu 2 năm. Sau khi hủy niêm yết, tổ chức chỉ được đăng ký niêm yết lại sau 12 tháng.
Ngày 20/7, Thủ tướng Chính phủ đã ký Nghị định 58 về Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán. Nghị định này có hiệu lực từ 15/9, thay thế Nghị định 14 (ban hành ngày 19/1/2007), Nghị định 84 (ngày 2/8/2010), bổ sung một số điều của Nghị định 14 và Nghị định 01 (ngày 4/1/2010). Những quy định trước đây trái với Nghị định này đều bị bãi bỏ.
Theo đó, điều kiện niêm yết công ty đại chúng niêm yết cổ phiếu trên Sở giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh phải có vốn điều lệ từ 120 tỷ đồng trở lên, có ít nhất 2 năm hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần. Đồng thời, tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) tối thiểu 5% và 2 năm gần nhất phải có lãi. Ngoài ra, tổ chức niêm yết phải có tối thiểu 20% cổ phiếu có quyền biểu quyết do ít nhất 300 cổ đông không phải cổ đông lớn nắm giữ.
Điều kiện niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội là vốn điều lệ tối thiểu 30 tỷ đồng, có 1 năm hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần, ROE tối thiểu 5%. Tổ chức niêm yết phải có tối thiểu 15% số cổ phiếu có quyền biểu quyết do ít nhất 100 cổ đông không phải cổ đông lớn nắm giữ.
Về việc hủy bỏ niêm yết, chứng khoán bị hủy niêm yết nếu tổ chức niêm yết bị ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh chính từ 1 năm trở lên hoặc cổ phiếu không có giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán trong vòng 12 tháng. Tổ chức niêm yết thua lỗ trong 3 năm liên tiếp hoặc lỗ lũy kế vượt quá số vốn điều lệ cũng sẽ bị hủy niêm yết chứng khoán.
Các doanh nghiệp chỉ được đề nghị hủy niêm yết nếu Đại hội cổ đông có trên 50% số phiếu biểu quyết của các cổ đông không phải cổ đông lớn chấp thuận. Tuy nhiên, tổ chức niêm yết chỉ được đề nghị hủy bỏ niêm yết sau khi đã niêm yết được tối thiểu 2 năm. Sau khi hủy niêm yết, tổ chức chỉ được đăng ký niêm yết lại sau 12 tháng.
Linh Chi (Vietnam+)