Số người đăng ký theo dõi tài khoản của Tổng thống Venezuela Hugo Chavez trênmạng xã hội Twitter đã vượt con số 2,5 triệu vào ngày 26/1 vừa qua.
Với lượng người hâm mộ kể trên, ông Chavez là tổng thống có số người theo dõiđông nhất tại Mỹ Latinh và so với các nguyên thủ khác trên thế giới, ông chỉ“thua” người đứng đầu nước Mỹ Barack Obama.
Nhà lãnh đạo cánh tả Venezuela bắt đầu dùng Twitter từ năm 2010 với tên tàikhoản @chavezcandanga. Sau khi "hút" được lượng người hâm mộ đáng nể trên, ôngcho biết sẽ tiếp tục viết blog vì đây là “một trách nhiệm mà tôi sẽ tiếp tục đảmnhận”. Thậm chí ông còn tính đến việc bỏ ra mỗi ngày ít nhất là nửa tiếng để đọcvà trả lời những người hâm mộ.
Tổng thống Chavez sử dụng Twitter để thông báo lịch làm việc của mình, giao việccho các bộ trưởng, bình luận về những sự kiện trong nước và quốc tế và trao đổivới những người ngưỡng mộ ông... Phần lớn những “tín đồ” của ông là ngườiVenezuela, Mỹ, châu Âu và Nhật Bản.
Mặt khác, ông cũng theo dõi 21 tài khoản Twitter của một số bộ trưởng của mình,cũng như của những người đồng cấp tại Ecuador (Rafael Correa), Argentina(Cristina Fernández), Paraguay (Fernando Lugo) và Brazil (Dilma Rousseff).
Ngay từ năm 1999, năm cầm quyền đầu tiên, Tổng thống Chavez đã sử dụng triệt đểcác kênh thông tin truyền thống để tiếp xúc và hướng dẫn dư luận. Ông được biếtnhiều qua chương trình đối thoại “Alô Tổng thống,” ban đầu chỉ phát trên đàiphát thanh nhưng sau đó được phát sóng trực tiếp trên hệ thống truyền hình toànquốc, để tiếp xúc với công chúng và đưa ra những thông báo và giải thích vềnhững chính sách quan trọng của chính phủ.
Không chỉ dừng lại ở các kênh thông tin truyền thống này, từ ngày ngày 27/4/2010ông đã “gia nhập” Twitter và đến ngày 31/8/2011 ông đã có 2 triệu người đăng kýtheo dõi. Chỉ hơn 4 tháng sau đó, ông đã có thêm nửa triệu “tín đồ.”
Tại Mỹ Latinh, trường hợp của Tổng thống Chavez không phải là ngoại lệ. Nhiềunhà lãnh đạo khác tại khu vực này cũng rất quan tâm đến Twitter và sử dụng nónhư là một công cụ hữu hiệu để tiếp xúc và hướng dẫn dư luận.
Ngoài các tổng thống Chavez, Correa, Cristina, Lugo và Dilma đã kể ở trên,danh sách các người hâm mộ của mạng xã hội này còn có các tổng thống RicardoMartinelli (Panamar), Sebastián Piñera (Chile), Felipe Calderón (Mexico), JuanManuel Santos (Colombia)…
Twitter đã trở thành một sân chơi mới, không chỉ của các cư dân mạng trẻ tuổi,mà còn của cả các nguyên thủ. Thậm chí các mạng xã hội có lúc đóng vai trò như"kênh thông tin nóng" bên cạnh "đường dây nóng" vẫn tồn tại chính thức giữanguyên thủ các quốc gia./.
Với lượng người hâm mộ kể trên, ông Chavez là tổng thống có số người theo dõiđông nhất tại Mỹ Latinh và so với các nguyên thủ khác trên thế giới, ông chỉ“thua” người đứng đầu nước Mỹ Barack Obama.
Nhà lãnh đạo cánh tả Venezuela bắt đầu dùng Twitter từ năm 2010 với tên tàikhoản @chavezcandanga. Sau khi "hút" được lượng người hâm mộ đáng nể trên, ôngcho biết sẽ tiếp tục viết blog vì đây là “một trách nhiệm mà tôi sẽ tiếp tục đảmnhận”. Thậm chí ông còn tính đến việc bỏ ra mỗi ngày ít nhất là nửa tiếng để đọcvà trả lời những người hâm mộ.
Tổng thống Chavez sử dụng Twitter để thông báo lịch làm việc của mình, giao việccho các bộ trưởng, bình luận về những sự kiện trong nước và quốc tế và trao đổivới những người ngưỡng mộ ông... Phần lớn những “tín đồ” của ông là ngườiVenezuela, Mỹ, châu Âu và Nhật Bản.
Mặt khác, ông cũng theo dõi 21 tài khoản Twitter của một số bộ trưởng của mình,cũng như của những người đồng cấp tại Ecuador (Rafael Correa), Argentina(Cristina Fernández), Paraguay (Fernando Lugo) và Brazil (Dilma Rousseff).
Ngay từ năm 1999, năm cầm quyền đầu tiên, Tổng thống Chavez đã sử dụng triệt đểcác kênh thông tin truyền thống để tiếp xúc và hướng dẫn dư luận. Ông được biếtnhiều qua chương trình đối thoại “Alô Tổng thống,” ban đầu chỉ phát trên đàiphát thanh nhưng sau đó được phát sóng trực tiếp trên hệ thống truyền hình toànquốc, để tiếp xúc với công chúng và đưa ra những thông báo và giải thích vềnhững chính sách quan trọng của chính phủ.
Không chỉ dừng lại ở các kênh thông tin truyền thống này, từ ngày ngày 27/4/2010ông đã “gia nhập” Twitter và đến ngày 31/8/2011 ông đã có 2 triệu người đăng kýtheo dõi. Chỉ hơn 4 tháng sau đó, ông đã có thêm nửa triệu “tín đồ.”
Tại Mỹ Latinh, trường hợp của Tổng thống Chavez không phải là ngoại lệ. Nhiềunhà lãnh đạo khác tại khu vực này cũng rất quan tâm đến Twitter và sử dụng nónhư là một công cụ hữu hiệu để tiếp xúc và hướng dẫn dư luận.
Ngoài các tổng thống Chavez, Correa, Cristina, Lugo và Dilma đã kể ở trên,danh sách các người hâm mộ của mạng xã hội này còn có các tổng thống RicardoMartinelli (Panamar), Sebastián Piñera (Chile), Felipe Calderón (Mexico), JuanManuel Santos (Colombia)…
Twitter đã trở thành một sân chơi mới, không chỉ của các cư dân mạng trẻ tuổi,mà còn của cả các nguyên thủ. Thậm chí các mạng xã hội có lúc đóng vai trò như"kênh thông tin nóng" bên cạnh "đường dây nóng" vẫn tồn tại chính thức giữanguyên thủ các quốc gia./.
Quang Sơn/Buenos Aires (Vietnam+)