Theo công bố ngày 7/4 của Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), Công ty chứng khoán Thăng Long (TSC) tiếp tục duy trì phong độ bứt phá, dẫn đầu về thị phần giá trị giao dịch môi giới quý 1/2010 với 11,94%.
Hai Công ty chứng khoán FPT và VNDirect vươn lên đứng thứ 2 và 3 với thị phần tương ứng là 4,73% và 4,53%.
Công ty chứng khoán Sài Gòn (SSI) sau khi giảm nhẹ 0,01% thị phần so với cả năm 2009, đã phải lùi về vị trí thứ tư với 4,51%.
Đối với Công ty chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HSC) thì khả quan hơn với mức tăng 0,56% so với năm 2009, HSC nhích thêm một bậc lên vị trí thứ năm của bảng xếp hạng.
Các vị trí còn lại theo thứ tự, thuộc về Công ty chứng khoán Ngân hàng Á Châu (ACBS), Công ty chứng khoán Ngân hàng Sài gòn Thương Tín (SBS), Công ty chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương (APEC), Công ty chứng khoán An Bình (ABS), Công ty chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCBS).
Mặc dù các thành viên có mặt trong danh sách “top 10” không phải mới mẻ so với trước, nhưng sự thay đổi thứ hạng của các công ty bằng các con số sát nút, cho thấy mức độ cạnh rất tranh mạnh mẽ giữa các công ty chứng khoán.
Công ty Chứng khoán APEC, một gương mặt mới mẻ xuất hiện ở vị trí thứ 8 trong bảng xếp hạng là một điều tương đối bất ngờ đối với các thành viên trên thị trường vì đây là đơn vị non trẻ nhưng đã có vị trí trong tổng số 101 thành viên trên HNX. Ông Nguyễn Đỗ Lăng - Chủ tịch hội đồng quản trị APEC cho biết: “Chúng tôi không quá bất ngờ khi có mặt tại vị trí hiện tại, bởi đây là kết quả của sự phấn đấu trong suốt cả năm qua của APEC."
Trong khi đó, đại diện của một công ty chứng khoán khác phải tạm thời chia tay bảng xếp hạng trong quý I/2010 này lại đưa ra lý do riêng của mình: “Thời điểm quý 1, thị trường chứng khoán có nhiều biến động phức tạp nên chủ trương của chúng tôi là không cạnh tranh vào trong bảng xếp hạng. Thay vì đó, chúng tôi tập trung hướng vào kết quả lợi nhuận của khách hàng, do vậy việc mua-bán của các nhà đầu tư có giảm sút, song chúng tôi tin tưởng ở hệ thống khách hàng truyền thống và đảm bảo dành lại vị trí khi thị trường sôi động trở lại.”
Trường hợp của Công ty chứng khoán (SSI) có lẽ đã đúng như những gì mà vị Chủ tịch Hội đồng Quản trị công ty này khẳng định trên công luận, hồi đầu năm “Chiến lược năm 2010, SSI sẽ tìm lại vị trí dẫn đầu của mình, tuy nhiên không phải nằm ở chỗ duy trì các chỉ số thống kê”./.
Hai Công ty chứng khoán FPT và VNDirect vươn lên đứng thứ 2 và 3 với thị phần tương ứng là 4,73% và 4,53%.
Công ty chứng khoán Sài Gòn (SSI) sau khi giảm nhẹ 0,01% thị phần so với cả năm 2009, đã phải lùi về vị trí thứ tư với 4,51%.
Đối với Công ty chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HSC) thì khả quan hơn với mức tăng 0,56% so với năm 2009, HSC nhích thêm một bậc lên vị trí thứ năm của bảng xếp hạng.
Các vị trí còn lại theo thứ tự, thuộc về Công ty chứng khoán Ngân hàng Á Châu (ACBS), Công ty chứng khoán Ngân hàng Sài gòn Thương Tín (SBS), Công ty chứng khoán Châu Á Thái Bình Dương (APEC), Công ty chứng khoán An Bình (ABS), Công ty chứng khoán Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCBS).
Mặc dù các thành viên có mặt trong danh sách “top 10” không phải mới mẻ so với trước, nhưng sự thay đổi thứ hạng của các công ty bằng các con số sát nút, cho thấy mức độ cạnh rất tranh mạnh mẽ giữa các công ty chứng khoán.
Công ty Chứng khoán APEC, một gương mặt mới mẻ xuất hiện ở vị trí thứ 8 trong bảng xếp hạng là một điều tương đối bất ngờ đối với các thành viên trên thị trường vì đây là đơn vị non trẻ nhưng đã có vị trí trong tổng số 101 thành viên trên HNX. Ông Nguyễn Đỗ Lăng - Chủ tịch hội đồng quản trị APEC cho biết: “Chúng tôi không quá bất ngờ khi có mặt tại vị trí hiện tại, bởi đây là kết quả của sự phấn đấu trong suốt cả năm qua của APEC."
Trong khi đó, đại diện của một công ty chứng khoán khác phải tạm thời chia tay bảng xếp hạng trong quý I/2010 này lại đưa ra lý do riêng của mình: “Thời điểm quý 1, thị trường chứng khoán có nhiều biến động phức tạp nên chủ trương của chúng tôi là không cạnh tranh vào trong bảng xếp hạng. Thay vì đó, chúng tôi tập trung hướng vào kết quả lợi nhuận của khách hàng, do vậy việc mua-bán của các nhà đầu tư có giảm sút, song chúng tôi tin tưởng ở hệ thống khách hàng truyền thống và đảm bảo dành lại vị trí khi thị trường sôi động trở lại.”
Trường hợp của Công ty chứng khoán (SSI) có lẽ đã đúng như những gì mà vị Chủ tịch Hội đồng Quản trị công ty này khẳng định trên công luận, hồi đầu năm “Chiến lược năm 2010, SSI sẽ tìm lại vị trí dẫn đầu của mình, tuy nhiên không phải nằm ở chỗ duy trì các chỉ số thống kê”./.
Linh Chi (Vietnam+)