Ngày 16/11, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức hội thảo “Nâng cao chất lượng quản lý nhà nước về truyền hình trả tiền” nhằm trao đổi về thực trạng truyền hình trả tiền và những mặt hạn chế, bất cập.
Tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Đỗ Quý Doãn cho biết cả nước có 47 đơn vị phát thanh, truyền hình tham gia trong lĩnh vực truyền hình trả tiền. Đến nay đã có 75 kênh truyền hình nước ngoài được cấp giấy phép hoạt động, trong đó có 17 kênh được cấp phép biên tập, biên dịch.
Thời gian qua, các đơn vị thi nhau tăng về số lượng kênh và nhiều đơn vị vẫn tiếp tục xin cấp phép được biên tập, biên dịch các kênh nước ngoài. Chính vì thế, đã có hiện tượng kênh nước ngoài gần như phủ sóng dày đặc hơn các kênh trong nước, thậm chí lấn át các kênh trong nước.
Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn đề nghị các đơn vị cần thiết nâng cao chất lượng phục vụ các kênh, nhưng cũng không để các kênh nước ngoài lấn át kênh trong nước. Vì thế, cần lựa chọn và cân nhắc kỹ lưỡng để phát triển phù hợp.
Ngoài việc phát triển thêm thuê bao, những người làm truyền hình trả tiền cần xem xét về góc độ trách nhiệm chính trị của mình vì chính họ mới là người lựa chọn quyết định những kênh truyền hình nào đến với khán giả chứ không chờ sự can thiệp của cơ quan quản lý.
Ông Lưu Vũ Hải, Cục trưởng Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, đề nghị các đơn vị đã được cấp phép biên tập, biên dịch thực hiện nghiêm về nội dung, thời lượng quảng cáo trên kênh truyền hình nước ngoài. Đơn vị cung cấp truyền hình trả tiền cũng phải có trách nhiệm chia sẻ nội dung chương trình và kênh đã được cấp phép với nhau để tránh việc phải cấp phép nhiều lần.
Một số đại biểu cũng nêu ý kiến cần thành lập trung tâm bản quyền Việt Nam để đại diện Việt Nam đàm phán với các nhà cung cấp; giới hạn những kênh trùng về nội dung; đối với biên tập, thực hiện nghiêm quy chế quảng cáo trên các kênh nước ngoài, quảng cáo phải sản xuất tại Việt Nam, chịu trách nhiệm doanh thu, nội dung.
Hiện nay, truyền hình trả tiền bao gồm bốn loại chính bao gồm truyền hình qua vệ tinh, truyền hình số mặt đất, truyền hình di động và truyền hình cáp, trong đó truyền hình cáp là chủ đạo. Tổng số thuê bao của truyền hình trả tiền hiện nay là 4,4 triệu thuê bao trên toàn quốc.
Quy chế truyền hình trả tiền bắt buộc các đơn vị kinh doanh truyền hình cáp phải phát các kênh thuộc danh mục các kênh thời sự chính trị thiết yếu của quốc gia và địa phương như bốn kênh của VTV, bốn kênh VTC, kênh ANTV của Bộ Công an và kênh Vnews của Truyền hình Thông tấn./.
Tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Đỗ Quý Doãn cho biết cả nước có 47 đơn vị phát thanh, truyền hình tham gia trong lĩnh vực truyền hình trả tiền. Đến nay đã có 75 kênh truyền hình nước ngoài được cấp giấy phép hoạt động, trong đó có 17 kênh được cấp phép biên tập, biên dịch.
Thời gian qua, các đơn vị thi nhau tăng về số lượng kênh và nhiều đơn vị vẫn tiếp tục xin cấp phép được biên tập, biên dịch các kênh nước ngoài. Chính vì thế, đã có hiện tượng kênh nước ngoài gần như phủ sóng dày đặc hơn các kênh trong nước, thậm chí lấn át các kênh trong nước.
Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn đề nghị các đơn vị cần thiết nâng cao chất lượng phục vụ các kênh, nhưng cũng không để các kênh nước ngoài lấn át kênh trong nước. Vì thế, cần lựa chọn và cân nhắc kỹ lưỡng để phát triển phù hợp.
Ngoài việc phát triển thêm thuê bao, những người làm truyền hình trả tiền cần xem xét về góc độ trách nhiệm chính trị của mình vì chính họ mới là người lựa chọn quyết định những kênh truyền hình nào đến với khán giả chứ không chờ sự can thiệp của cơ quan quản lý.
Ông Lưu Vũ Hải, Cục trưởng Cục Quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, đề nghị các đơn vị đã được cấp phép biên tập, biên dịch thực hiện nghiêm về nội dung, thời lượng quảng cáo trên kênh truyền hình nước ngoài. Đơn vị cung cấp truyền hình trả tiền cũng phải có trách nhiệm chia sẻ nội dung chương trình và kênh đã được cấp phép với nhau để tránh việc phải cấp phép nhiều lần.
Một số đại biểu cũng nêu ý kiến cần thành lập trung tâm bản quyền Việt Nam để đại diện Việt Nam đàm phán với các nhà cung cấp; giới hạn những kênh trùng về nội dung; đối với biên tập, thực hiện nghiêm quy chế quảng cáo trên các kênh nước ngoài, quảng cáo phải sản xuất tại Việt Nam, chịu trách nhiệm doanh thu, nội dung.
Hiện nay, truyền hình trả tiền bao gồm bốn loại chính bao gồm truyền hình qua vệ tinh, truyền hình số mặt đất, truyền hình di động và truyền hình cáp, trong đó truyền hình cáp là chủ đạo. Tổng số thuê bao của truyền hình trả tiền hiện nay là 4,4 triệu thuê bao trên toàn quốc.
Quy chế truyền hình trả tiền bắt buộc các đơn vị kinh doanh truyền hình cáp phải phát các kênh thuộc danh mục các kênh thời sự chính trị thiết yếu của quốc gia và địa phương như bốn kênh của VTV, bốn kênh VTC, kênh ANTV của Bộ Công an và kênh Vnews của Truyền hình Thông tấn./.
Gia Thuận (TTXVN)