Kênh truyền hình Al Jamahiriya của Libya đưa tin ngày 19/4, máy bay chiến đấu của NATO đã tiến hành nhiều đợt không kích nhằm vào thủ đô Tripoli và thành phố Sirte ở miền Đông nước này.
Tin cho hay: "Thành phố Tripoli và Sirte đã trở thành mục tiêu ném bom của quân xâm lược thực dân thập tự chinh trong rạng sáng ngày 19/4."
Đây là đợt oanh kích đầu tiên của liên quân vào thủ đô Tripoli và là đợt tấn công thứ hai vào thành phố duyên hải Sirte chỉ trong 4 ngày qua.
Theo hãng thông tấn chính thức JANA của Libya và Truyền hình quốc gia Libya Al-Jamahiriya, các máy bay chiến đấu của liên quân đã đồng loạt "dội bom" xuống các địa điểm trọng yếu của Libya trong chiến dịch rạng sáng ngày 19/4.
Ngoài ra, khu vực Al-Habra thuộc thị trấn Al-Aziziyah ở phía Nam thủ đô cũng trở thành mục tiêu ném bom của liên quân.
Trong thông điệp phát đi từ thủ đô Brussel, Bỉ, Chỉ huy lực lượng liên quân tại Libya, Trung tướng Charles Bouchard cho biết mục đích tấn công nhằm phá hủy hạ tầng truyền thông và các cơ sở chỉ huy của Nhà lãnh đạo Gaddafi, trong đó có trụ sở chỉ huy của lữ đoàn chiến đấu số 32 nằm cách Tripoli 10km về phía Nam.
Tuyên bố của NATO cũng nói rõ rằng liên quân sẽ tiếp tục tấn công cho tới khi "hạ bệ" được ông Gaddafi.
Cùng ngày, lực lượng trung thành với Nhà lãnh đạo Gaddafi đã tấn công Misrata, thành phố lớn thứ ba ở Libya và cũng là thành phố lớn cuối cùng còn nằm trong tay lực lượng chống chính phủ ở miền Tây Libya.
Những động thái trên diễn ra trong bối cảnh Liên minh châu Âu (EU), Liên hợp quốc và Libya đang thúc đẩy nỗ lực giải quyết khủng hoảng nhân đạo tại quốc gia này.
Ngày 18/4, EU cho biết đã phác thảo kế hoạch sơ bộ triển khai binh sĩ tới Misrata để bảo vệ hoạt động cứu trợ, nếu được Liên hợp quốc yêu cầu. Tripoli cũng tuyên bố lập "hành lang an toàn" cho phái đoàn cứu trợ Liên hợp quốc đến Misrata và cho phép các nhân viên cứu trợ nhân đạo tiếp cận các khu vực thuộc quyền kiểm soát của lực lượng thân chính phủ.
Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) thông báo trong 100 ngày qua, đã có khoảng 10.000 người Libya chạy nạn sang Tunisia.
Ngoài ra, Chính phủ Libya cũng đồng ý cho Liên hợp quốc lập phái bộ tại Tripoli. Đây là phái bộ nhân đạo thứ hai của Liên hợp tại Libya, sau phái bộ hiện đang hoạt động tại thành phố Benghazi.
Theo thông báo của NATO, ngày 17/4, lực lượng không quân của tổ chức này đã phá hủy chín kho vũ khí, năm radar, bốn bệ phóng tên lửa và hai nhà che máy bay chiến đấu của lực lượng ủng hộ nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi.
Cùng ngày, các máy bay của NATO đã tiến hành 145 đợt xuất kích, trong đó có 60 lần tấn công các mục tiêu quân sự của ông Gaddafi./.
Tin cho hay: "Thành phố Tripoli và Sirte đã trở thành mục tiêu ném bom của quân xâm lược thực dân thập tự chinh trong rạng sáng ngày 19/4."
Đây là đợt oanh kích đầu tiên của liên quân vào thủ đô Tripoli và là đợt tấn công thứ hai vào thành phố duyên hải Sirte chỉ trong 4 ngày qua.
Theo hãng thông tấn chính thức JANA của Libya và Truyền hình quốc gia Libya Al-Jamahiriya, các máy bay chiến đấu của liên quân đã đồng loạt "dội bom" xuống các địa điểm trọng yếu của Libya trong chiến dịch rạng sáng ngày 19/4.
Ngoài ra, khu vực Al-Habra thuộc thị trấn Al-Aziziyah ở phía Nam thủ đô cũng trở thành mục tiêu ném bom của liên quân.
Trong thông điệp phát đi từ thủ đô Brussel, Bỉ, Chỉ huy lực lượng liên quân tại Libya, Trung tướng Charles Bouchard cho biết mục đích tấn công nhằm phá hủy hạ tầng truyền thông và các cơ sở chỉ huy của Nhà lãnh đạo Gaddafi, trong đó có trụ sở chỉ huy của lữ đoàn chiến đấu số 32 nằm cách Tripoli 10km về phía Nam.
Tuyên bố của NATO cũng nói rõ rằng liên quân sẽ tiếp tục tấn công cho tới khi "hạ bệ" được ông Gaddafi.
Cùng ngày, lực lượng trung thành với Nhà lãnh đạo Gaddafi đã tấn công Misrata, thành phố lớn thứ ba ở Libya và cũng là thành phố lớn cuối cùng còn nằm trong tay lực lượng chống chính phủ ở miền Tây Libya.
Những động thái trên diễn ra trong bối cảnh Liên minh châu Âu (EU), Liên hợp quốc và Libya đang thúc đẩy nỗ lực giải quyết khủng hoảng nhân đạo tại quốc gia này.
Ngày 18/4, EU cho biết đã phác thảo kế hoạch sơ bộ triển khai binh sĩ tới Misrata để bảo vệ hoạt động cứu trợ, nếu được Liên hợp quốc yêu cầu. Tripoli cũng tuyên bố lập "hành lang an toàn" cho phái đoàn cứu trợ Liên hợp quốc đến Misrata và cho phép các nhân viên cứu trợ nhân đạo tiếp cận các khu vực thuộc quyền kiểm soát của lực lượng thân chính phủ.
Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) thông báo trong 100 ngày qua, đã có khoảng 10.000 người Libya chạy nạn sang Tunisia.
Ngoài ra, Chính phủ Libya cũng đồng ý cho Liên hợp quốc lập phái bộ tại Tripoli. Đây là phái bộ nhân đạo thứ hai của Liên hợp tại Libya, sau phái bộ hiện đang hoạt động tại thành phố Benghazi.
Theo thông báo của NATO, ngày 17/4, lực lượng không quân của tổ chức này đã phá hủy chín kho vũ khí, năm radar, bốn bệ phóng tên lửa và hai nhà che máy bay chiến đấu của lực lượng ủng hộ nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi.
Cùng ngày, các máy bay của NATO đã tiến hành 145 đợt xuất kích, trong đó có 60 lần tấn công các mục tiêu quân sự của ông Gaddafi./.
(TTXVN/Vietnam+)