Đại lễ truy niệm và an táng Đức Phó Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam - cố Đại Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Bích đã được Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam long trọng cử hành tại Tổ đình Hội Xá, xã Thắng Lợi, huyện Thường Tín - Hà Nội sáng 27/3.
Dự lễ truy niệm và an táng cố Đại Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Bích có đại diện các bộ, ban, ngành, địa phương, Ban Trị sự Tỉnh, Thành hội Phật giáo, chức sắc tôn giáo, hàng ngàn tăng ni, phật tử cùng môn đồ hiếu quyến Hòa thượng Thích Thanh Bích.
Trong ba ngày tổ chức lễ viếng (24, 25, 26/3), các đoàn đại biểu Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ đã đến kính viếng Giác linh Đại Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Bích và chia buồn cùng môn đồ pháp quyến, hiếu quyến. Hàng trăm đoàn và hàng ngàn tăng ni, phật tử đã đến dâng hương phúng viếng Đại Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Bích.
Vô cùng thương tiếc Đại Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Bích, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, lãnh đạo các bộ, ngành, các cơ quan, tổ chức, đoàn thể đã gửi hoa, điện chia buồn đến Giáo hội Phật giáo Việt Nam, môn đồ hiếu quyến của Đại Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Bích.
Đại Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Bích - Phó Pháp chủ kiêm Giám luật Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam do niên cao lạp trưởng, đã thu thần viên tịch vào ngày 23/3, trụ thế 101 năm; hạ lạp 76 năm. Sinh ra trong một gia đình tiểu nông, Trưởng lão Hòa thượng luôn là bậc trưởng thượng mực thước cho hàng Tứ chúng Thiền gia noi theo.
Đối với tự thân thì khắc kỷ, đối với người thì rộng lượng bao dung, chan hòa nhã nhặn, từ bi tiếp vật, mẫn niệm độ sinh; làm nhiều hơn nói, khiêm nhường nhẫn nại, không tự cao tự đại; lấy việc tu làm yếu vụ, việc sinh tử làm trọng, việc độ sinh là cốt yếu.
Cuộc đời Đạo hạnh của Đức Trưởng lão Hòa thượng không chỉ bình thường dung dị mà luôn ngời sáng tinh thần giới luật tinh nghiêm, giản dị trong nếp sống thiền gia; mộc mạc phong thái đoan nghiêm của người con Phật; luôn khiêm cung, nhẫn nại, từ bi, hỷ xả. Nhiều Phật tử, tín chúng lầm lỡ trong cuộc đời đã tìm lại được niềm tin, nguồn nhựa sống khi được Đức Trưởng lão thiện tâm giáo hóa.
Lễ tang được cử hành theo di nguyện của Đại Trưởng lão Hòa thượng là giản dị, tiết kiệm, kim quan không nhập bảo tháp mà được an táng tại khuôn viên Tổ đình Hội Xá./.
Dự lễ truy niệm và an táng cố Đại Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Bích có đại diện các bộ, ban, ngành, địa phương, Ban Trị sự Tỉnh, Thành hội Phật giáo, chức sắc tôn giáo, hàng ngàn tăng ni, phật tử cùng môn đồ hiếu quyến Hòa thượng Thích Thanh Bích.
Trong ba ngày tổ chức lễ viếng (24, 25, 26/3), các đoàn đại biểu Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ đã đến kính viếng Giác linh Đại Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Bích và chia buồn cùng môn đồ pháp quyến, hiếu quyến. Hàng trăm đoàn và hàng ngàn tăng ni, phật tử đã đến dâng hương phúng viếng Đại Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Bích.
Vô cùng thương tiếc Đại Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Bích, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, lãnh đạo các bộ, ngành, các cơ quan, tổ chức, đoàn thể đã gửi hoa, điện chia buồn đến Giáo hội Phật giáo Việt Nam, môn đồ hiếu quyến của Đại Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Bích.
Đại Trưởng lão Hòa thượng Thích Thanh Bích - Phó Pháp chủ kiêm Giám luật Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam do niên cao lạp trưởng, đã thu thần viên tịch vào ngày 23/3, trụ thế 101 năm; hạ lạp 76 năm. Sinh ra trong một gia đình tiểu nông, Trưởng lão Hòa thượng luôn là bậc trưởng thượng mực thước cho hàng Tứ chúng Thiền gia noi theo.
Đối với tự thân thì khắc kỷ, đối với người thì rộng lượng bao dung, chan hòa nhã nhặn, từ bi tiếp vật, mẫn niệm độ sinh; làm nhiều hơn nói, khiêm nhường nhẫn nại, không tự cao tự đại; lấy việc tu làm yếu vụ, việc sinh tử làm trọng, việc độ sinh là cốt yếu.
Cuộc đời Đạo hạnh của Đức Trưởng lão Hòa thượng không chỉ bình thường dung dị mà luôn ngời sáng tinh thần giới luật tinh nghiêm, giản dị trong nếp sống thiền gia; mộc mạc phong thái đoan nghiêm của người con Phật; luôn khiêm cung, nhẫn nại, từ bi, hỷ xả. Nhiều Phật tử, tín chúng lầm lỡ trong cuộc đời đã tìm lại được niềm tin, nguồn nhựa sống khi được Đức Trưởng lão thiện tâm giáo hóa.
Lễ tang được cử hành theo di nguyện của Đại Trưởng lão Hòa thượng là giản dị, tiết kiệm, kim quan không nhập bảo tháp mà được an táng tại khuôn viên Tổ đình Hội Xá./.
Chu Thanh Vân (TTXVN)