Một tháng qua, thời tiết rét đậm đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc học tập của học sinh, đặc biệt là học sinh bậc mầm non, tiểu học. Nhiều trường đã phải tự “xoay sở” với chương trình học nhằm "đối phó" với giá rét.
Theo quy định của Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội thì dưới 10 độ C, học sinh mầm non, tiểu học được nghỉ học và dưới 7 độ C thì học sinh Trung học cơ sở được nghỉ học.
Thời gian qua, nhiều trường tiểu học ở Hà Nội đã cho học sinh nghỉ học với số lượng trung bình 4-7 buổi. Tuy nhiên, điều mà nhiều phụ huynh, giáo viên lo lắng là làm thế nào để đảm bảo chương trình học khi học sinh nghỉ học với thời gian dài như vậy.
Hiệu trưởng Trường tiểu học Việt Nam-Cuba Hoàng Lan Hương cho biết, đợt rét cuối tháng 12/2010 - đầu tháng 1/2011, học sinh của nhà trường đã phải nghỉ 7 buổi. Khi có công văn của Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội về việc nghỉ rét, nhà trường đã thông báo đến từng phụ huynh về kế hoạch nghỉ học của học sinh khi thời tiết rét dưới 10 độ C.
Vào những ngày học sinh nghỉ học, 100% cán bộ, giáo viên nhà trường vẫn làm việc bình thường. Gia đình nào có nhu cầu cho con đến trường thì trường vẫn bố trí lớp học, trường hợp ít quá sẽ dồn lớp.
“Với số buổi nghỉ học như hiện nay, chúng tôi vẫn dạy theo tiến độ bài học và đang chờ thêm chỉ đạo của Phòng giáo dục quận Ba Đình. Dự kiến, ra Tết, Phòng giáo dục sẽ chỉ đạo các trường dành khoảng một tuần để củng cố lại kiến thức cho học sinh. Dù hiện nay vẫn lạnh nhưng khó có thể cho học sinh nghỉ thêm. Những em vì lạnh mà đi học muộn vẫn được vào lớp” - bà Lan Hương cho hay.
Còn với học sinh Trường tiểu học Đông Hội (Đông Anh), số buổi nghỉ học đến nay là 5 buổi. Để đảm bảo học sinh được học đúng chương trình, theo bà Phạm Thị Dung, Hiệu trưởng Trường tiểu học Đông Hội, nhà trường đã chủ động cắt giờ học những môn học ngoài trời như thể dục. Thay vào đó, vào giờ thể dục, học sinh sẽ được học những môn cơ bản. Hiện nay nhà trường đang cố gắng hoàn thành chương trình cơ bản vào trước Tết, còn những môn phải cắt tiết thì khi trời ấm hơn sẽ bố trí thời gian học bù. Trường đang chờ chỉ đạo tiếp theo của Phòng Giáo dục.
Với những học sinh miền núi phía Bắc thì việc “học chung với rét” được nhiều Sở giáo dục-đào tạo chỉ đạo từ đầu năm học.
Ông Trương Kim Minh, Giám đốc Sở giáo dục-đào tạo Lào Cai cho biết: “Nếu như để dưới 10 độ C mà học sinh bậc tiểu học nghỉ học thì học sinh vùng cao sẽ không thể đảm bảo chương trình học. Vì Lào Cai có những vùng rét đậm, rét hại kéo dài cả tháng liền, dưới 10 độ C là chuyện bình thường. Để học sinh đến trường đầy đủ, chúng tôi chỉ đạo các trường tăng cường đảm bảo cơ sở vật chất cho lớp học, phối hợp với các tổ chức từ thiện phát tặng áo ấm cho học sinh nghèo…”
Về vấn đề này, theo Thứ trưởng Bộ giáo dục-đào tạo Nguyễn Thị Nghĩa, Bộ đã có văn bản chỉ đạo các sở về việc triển khai thực hiện chương trình năm học để ứng biến với thời tiết, thiên tai. Theo đó, trường hợp học sinh nghỉ học kéo dài, ảnh hưởng đến thời gian thực hiện năm học thì phải xây dựng kế hoạch học bù. Đồng thời, các trường kịp thời có kế hoạch phụ đạo cho học sinh yếu, kém, những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt phải nghỉ dài hơn những học sinh khác.
Mặt khác, theo biên chế năm học, Bộ cũng để các sở chủ động thực hiện thời gian năm học như năm học có thể bắt đầu sớm hơn một tháng hoặc kết thúc muộn hơn./.
Theo quy định của Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội thì dưới 10 độ C, học sinh mầm non, tiểu học được nghỉ học và dưới 7 độ C thì học sinh Trung học cơ sở được nghỉ học.
Thời gian qua, nhiều trường tiểu học ở Hà Nội đã cho học sinh nghỉ học với số lượng trung bình 4-7 buổi. Tuy nhiên, điều mà nhiều phụ huynh, giáo viên lo lắng là làm thế nào để đảm bảo chương trình học khi học sinh nghỉ học với thời gian dài như vậy.
Hiệu trưởng Trường tiểu học Việt Nam-Cuba Hoàng Lan Hương cho biết, đợt rét cuối tháng 12/2010 - đầu tháng 1/2011, học sinh của nhà trường đã phải nghỉ 7 buổi. Khi có công văn của Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội về việc nghỉ rét, nhà trường đã thông báo đến từng phụ huynh về kế hoạch nghỉ học của học sinh khi thời tiết rét dưới 10 độ C.
Vào những ngày học sinh nghỉ học, 100% cán bộ, giáo viên nhà trường vẫn làm việc bình thường. Gia đình nào có nhu cầu cho con đến trường thì trường vẫn bố trí lớp học, trường hợp ít quá sẽ dồn lớp.
“Với số buổi nghỉ học như hiện nay, chúng tôi vẫn dạy theo tiến độ bài học và đang chờ thêm chỉ đạo của Phòng giáo dục quận Ba Đình. Dự kiến, ra Tết, Phòng giáo dục sẽ chỉ đạo các trường dành khoảng một tuần để củng cố lại kiến thức cho học sinh. Dù hiện nay vẫn lạnh nhưng khó có thể cho học sinh nghỉ thêm. Những em vì lạnh mà đi học muộn vẫn được vào lớp” - bà Lan Hương cho hay.
Còn với học sinh Trường tiểu học Đông Hội (Đông Anh), số buổi nghỉ học đến nay là 5 buổi. Để đảm bảo học sinh được học đúng chương trình, theo bà Phạm Thị Dung, Hiệu trưởng Trường tiểu học Đông Hội, nhà trường đã chủ động cắt giờ học những môn học ngoài trời như thể dục. Thay vào đó, vào giờ thể dục, học sinh sẽ được học những môn cơ bản. Hiện nay nhà trường đang cố gắng hoàn thành chương trình cơ bản vào trước Tết, còn những môn phải cắt tiết thì khi trời ấm hơn sẽ bố trí thời gian học bù. Trường đang chờ chỉ đạo tiếp theo của Phòng Giáo dục.
Với những học sinh miền núi phía Bắc thì việc “học chung với rét” được nhiều Sở giáo dục-đào tạo chỉ đạo từ đầu năm học.
Ông Trương Kim Minh, Giám đốc Sở giáo dục-đào tạo Lào Cai cho biết: “Nếu như để dưới 10 độ C mà học sinh bậc tiểu học nghỉ học thì học sinh vùng cao sẽ không thể đảm bảo chương trình học. Vì Lào Cai có những vùng rét đậm, rét hại kéo dài cả tháng liền, dưới 10 độ C là chuyện bình thường. Để học sinh đến trường đầy đủ, chúng tôi chỉ đạo các trường tăng cường đảm bảo cơ sở vật chất cho lớp học, phối hợp với các tổ chức từ thiện phát tặng áo ấm cho học sinh nghèo…”
Về vấn đề này, theo Thứ trưởng Bộ giáo dục-đào tạo Nguyễn Thị Nghĩa, Bộ đã có văn bản chỉ đạo các sở về việc triển khai thực hiện chương trình năm học để ứng biến với thời tiết, thiên tai. Theo đó, trường hợp học sinh nghỉ học kéo dài, ảnh hưởng đến thời gian thực hiện năm học thì phải xây dựng kế hoạch học bù. Đồng thời, các trường kịp thời có kế hoạch phụ đạo cho học sinh yếu, kém, những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt phải nghỉ dài hơn những học sinh khác.
Mặt khác, theo biên chế năm học, Bộ cũng để các sở chủ động thực hiện thời gian năm học như năm học có thể bắt đầu sớm hơn một tháng hoặc kết thúc muộn hơn./.
(Báo Tin Tức/Vietnam+)