Hôm nay, ngày 10/9/2013, là thời hạn cuối cùng các trường đại học, cao đẳng nhận hồ sơ xét tuyển nguyện vọng 2 của kỳ thi tuyển sinh năm 2013. Trong khi các trường công "bội thu" hồ sơ thì các trường tư lại "đau đầu" vì số lượng sĩ tử đầu quân quá èo uột.
Điểm trường công cao ngất
Nhận được lượng hồ sơ đăng ký xét tuyển lớn là tình hình chung của các trường công lập. Theo đó, ban tuyển sinh các trường cho biết điểm chuẩn xét tuyển nguyện vọng 2 chắc chắn sẽ cao hơn vài điểm so với điểm nguyện vọng 1.
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông đăng tuyển 1.430 chỉ tiêu cho cơ sở phía Bắc và 750 chỉ tiêu cho cơ sở phía Nam. Tuy nhiên, số hồ sơ trường nhận được là gần 10.000 bộ; trong đó ở phía Bắc là trên 5.400 hồ sơ, phía Nam là gần 4.400 hồ sơ.
Điểm chuẩn xét tuyển hệ đại học của Học viện ở phía Nam thấp nhất là 16 điểm, nhưng có gần 3.000 thí sinh đăng ký xét tuyển có mức điểm này. Hầu hết các thí sinh đều đăng ký vào hệ đại học trong khi chỉ có 660 chỉ tiêu. Nếu lấy điểm chuẩn là 18,5 thì trường cũng đã tuyển được 846 em.
Ở phía Bắc, điểm đăng ký xét tuyển của thí sinh còn cao hơn rất nhiều. Điểm nhận hồ sơ của trường thấp nhất là 18 điểm ở hệ đại học với 1.050 chỉ tiêu nhưng có đến gần 1.200 thí sinh có mức điểm từ 21 điểm trở lên đăng ký xét tuyển. Trong số này có 50 thí sinh đạt từ 25 điểm trở lên.
So với Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, “tỷ lệ chọi” nguyện vọng 2 vào Học viện Ngân hàng (Hà Nội) còn cao hơn rất nhiều. Trường chỉ có 30 chỉ tiêu nguyện vọng 2 cho khối D1 nhưng lượng hồ sơ lên tới 1.338 em, gấp 44 lần.
Tương tự, trường Đại học Tài chính-Marketting có 200 chỉ tiêu, nhưng có trên 2.600 hồ sơ đăng ký. Đại học Bách khoa Hà Nội nhận được gần 400 hồ sơ cho 40 chỉ tiêu xét tuyển.
Trường tư èo uột
Trong khi các trường công có lượng hồ sơ lớn thì tình hình tuyển sinh ở các trường ngoài công lập lại khá ảm đạm. Nhiều trường sẽ phải trông chờ tuyển thêm nguyện vọng 3 khi số hồ sơ nhận được ở nguyện vọng 2 dưới mức chỉ tiêu.
Đại học Dân lập Đông đô có lẽ là một trong những trường thông báo xét tuyển nguyện vọng 2 sớm nhất, từ ngày 17/7, ngay khi kỳ thi đại học, cao đẳng năm 2013 kết thúc, với mức điểm thấp nhất có thể là bằng điểm sàn.
Tuy nhiên, đến thời điểm này, ban tuyển sinh của trường cho biết mới có khoảng 400 em nộp hồ sơ trên tổng số 1.100 chỉ tiêu. Với số lượng thí sinh ít ỏi này, trường lấy điểm chuẩn bằng điểm sàn và chỉ còn hy vọng ở nguyện vọng 3.
Đại học Thành Tây cũng không khá khẩm hơn. Với chỉ tiêu tuyển 1.000 em, trường đã tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho thí sinh khi không chỉ nhận hồ sơ tại trường như các đơn vị khác mà chia làm 7 địa điểm ở khắp các quận huyện của Hà Nội. Vất vả, nhưng đến thời điểm này, khi hạn nộp hồ sơ xét tuyển nguyện vọng 2 đã kết thúc, trường vẫn chỉ gom được vài trăm em.
Ảm đạm nhất có lẽ là Đại học Dân lập Lương Thế Vinh. Giọng buồn rầu, ông Nguyễn Thanh Hải, Phó trưởng Phòng Đào tạo, bảo: “Chúng tôi mới chỉ có khoảng một chục hồ sơ. Hôm nay, trường đã gọi điện cho từng thí sinh để thông báo việc trúng tuyển.”
Không mơ đến việc lấp đầy chỉ tiêu 1.000 em, ông Hải cho biết trường đang trông đợi tuyển được… 30 em để có thể mở được một lớp học. Tuy nhiên, có đạt được hay không còn phải chờ ở nguyện vọng 3. Trước đó, mùa tuyển sinh năm 2012, Đại học Dân lập Lương Thế Vinh đã gần như không tuyển được thí sinh và vì thế không mở được lớp nào.
“Không có sinh viên, không mở được lớp nghĩa là không có lương trả cho giáo viên, trong khi các khoa mở ra vẫn phải duy trì. Chúng tôi đã tính đến rất nhiều phương án nhưng cũng chưa biết phải làm thế nào,” ông Hải lo lắng nói.
Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, sau khi kết thúc tuyển sinh nguyện vọng 1, các trường có thêm ba đợt xét tuyển, mỗi đợt không quá 20 ngày và kết thúc trước ngày 30/10/2013. Như vậy, sau khi kết thúc nguyện vọng hai, các trường còn có thêm hai đợt xét tuyển nữa. Thêm đợt tuyển nghĩa là thêm cơ hội lấp đầy chỉ tiêu nhưng với các trường tư, công cuộc này có lẽ vẫn khá gian nan khi thí sinh không mấy mặn mà./.
Điểm trường công cao ngất
Nhận được lượng hồ sơ đăng ký xét tuyển lớn là tình hình chung của các trường công lập. Theo đó, ban tuyển sinh các trường cho biết điểm chuẩn xét tuyển nguyện vọng 2 chắc chắn sẽ cao hơn vài điểm so với điểm nguyện vọng 1.
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông đăng tuyển 1.430 chỉ tiêu cho cơ sở phía Bắc và 750 chỉ tiêu cho cơ sở phía Nam. Tuy nhiên, số hồ sơ trường nhận được là gần 10.000 bộ; trong đó ở phía Bắc là trên 5.400 hồ sơ, phía Nam là gần 4.400 hồ sơ.
Điểm chuẩn xét tuyển hệ đại học của Học viện ở phía Nam thấp nhất là 16 điểm, nhưng có gần 3.000 thí sinh đăng ký xét tuyển có mức điểm này. Hầu hết các thí sinh đều đăng ký vào hệ đại học trong khi chỉ có 660 chỉ tiêu. Nếu lấy điểm chuẩn là 18,5 thì trường cũng đã tuyển được 846 em.
Ở phía Bắc, điểm đăng ký xét tuyển của thí sinh còn cao hơn rất nhiều. Điểm nhận hồ sơ của trường thấp nhất là 18 điểm ở hệ đại học với 1.050 chỉ tiêu nhưng có đến gần 1.200 thí sinh có mức điểm từ 21 điểm trở lên đăng ký xét tuyển. Trong số này có 50 thí sinh đạt từ 25 điểm trở lên.
So với Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, “tỷ lệ chọi” nguyện vọng 2 vào Học viện Ngân hàng (Hà Nội) còn cao hơn rất nhiều. Trường chỉ có 30 chỉ tiêu nguyện vọng 2 cho khối D1 nhưng lượng hồ sơ lên tới 1.338 em, gấp 44 lần.
Tương tự, trường Đại học Tài chính-Marketting có 200 chỉ tiêu, nhưng có trên 2.600 hồ sơ đăng ký. Đại học Bách khoa Hà Nội nhận được gần 400 hồ sơ cho 40 chỉ tiêu xét tuyển.
Trường tư èo uột
Trong khi các trường công có lượng hồ sơ lớn thì tình hình tuyển sinh ở các trường ngoài công lập lại khá ảm đạm. Nhiều trường sẽ phải trông chờ tuyển thêm nguyện vọng 3 khi số hồ sơ nhận được ở nguyện vọng 2 dưới mức chỉ tiêu.
Đại học Dân lập Đông đô có lẽ là một trong những trường thông báo xét tuyển nguyện vọng 2 sớm nhất, từ ngày 17/7, ngay khi kỳ thi đại học, cao đẳng năm 2013 kết thúc, với mức điểm thấp nhất có thể là bằng điểm sàn.
Tuy nhiên, đến thời điểm này, ban tuyển sinh của trường cho biết mới có khoảng 400 em nộp hồ sơ trên tổng số 1.100 chỉ tiêu. Với số lượng thí sinh ít ỏi này, trường lấy điểm chuẩn bằng điểm sàn và chỉ còn hy vọng ở nguyện vọng 3.
Đại học Thành Tây cũng không khá khẩm hơn. Với chỉ tiêu tuyển 1.000 em, trường đã tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho thí sinh khi không chỉ nhận hồ sơ tại trường như các đơn vị khác mà chia làm 7 địa điểm ở khắp các quận huyện của Hà Nội. Vất vả, nhưng đến thời điểm này, khi hạn nộp hồ sơ xét tuyển nguyện vọng 2 đã kết thúc, trường vẫn chỉ gom được vài trăm em.
Ảm đạm nhất có lẽ là Đại học Dân lập Lương Thế Vinh. Giọng buồn rầu, ông Nguyễn Thanh Hải, Phó trưởng Phòng Đào tạo, bảo: “Chúng tôi mới chỉ có khoảng một chục hồ sơ. Hôm nay, trường đã gọi điện cho từng thí sinh để thông báo việc trúng tuyển.”
Không mơ đến việc lấp đầy chỉ tiêu 1.000 em, ông Hải cho biết trường đang trông đợi tuyển được… 30 em để có thể mở được một lớp học. Tuy nhiên, có đạt được hay không còn phải chờ ở nguyện vọng 3. Trước đó, mùa tuyển sinh năm 2012, Đại học Dân lập Lương Thế Vinh đã gần như không tuyển được thí sinh và vì thế không mở được lớp nào.
“Không có sinh viên, không mở được lớp nghĩa là không có lương trả cho giáo viên, trong khi các khoa mở ra vẫn phải duy trì. Chúng tôi đã tính đến rất nhiều phương án nhưng cũng chưa biết phải làm thế nào,” ông Hải lo lắng nói.
Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, sau khi kết thúc tuyển sinh nguyện vọng 1, các trường có thêm ba đợt xét tuyển, mỗi đợt không quá 20 ngày và kết thúc trước ngày 30/10/2013. Như vậy, sau khi kết thúc nguyện vọng hai, các trường còn có thêm hai đợt xét tuyển nữa. Thêm đợt tuyển nghĩa là thêm cơ hội lấp đầy chỉ tiêu nhưng với các trường tư, công cuộc này có lẽ vẫn khá gian nan khi thí sinh không mấy mặn mà./.
Phạm Mai (Vietnam+)