Ngày 14/2 (tức Mùng 5 Tết), Bộ Tài chính đánh giá: giá cả thị trường Tết Nguyên đán Qúy Tỵ 2013 nguồn cung hàng hóa dồi dào về số lượng, đa dạng về chủng loại, phong phú về bao bì, đủ đáp ứng nhu cầu mua sắm Tết của nhân dân.
Giá cả thị trường trong cả nước cơ bản ổn định, tuy có tăng nhẹ vào những ngày 28, 29 và mùng 3,4 Âm lịch theo quy luật Tết hàng năm, nhưng không xảy ra hiện tượng thiếu hàng gây sốt giá.
Sức mua tăng thấp
Theo Bộ Tài chính, sức mua trên thị trường trước Tết có tăng hơn so với ngày thường, nhưng mức tăng không cao (tương đương sức mua Tết Nhâm Thìn 2012 hoặc thấp hơn chút ít). Bộ Tài chính cho rằng nguyên nhân do kinh tế năm 2012 gặp khó khăn, tiền lương, tiền thưởng cuối năm giảm, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu... Sức mua chỉ tập trung trong thời gian 4-5 ngày trước Tết (từ 25-26 Âm Lịch đến 29 Âm Lịch); sau Tết hàng hóa cung ứng ra thị trường vẫn lớn
Khối lượng hàng hóa đa dạng về chủng loại, phong phú về mẫu mã, hình thức đẹp, khá hấp dẫn người tiêu dùng. Hàng sản xuất trong nước tiếp tục chiếm lĩnh được thị trường, chinh phục niềm tin của người tiêu dùng bằng chất lượng và mẫu mã, kiểu dáng bao bì; hàng hóa nhập khẩu phục vụ Tết giảm mạnh.
Hệ thống các siêu thị, trung tâm thương mại, chuỗi phân phối hàng hóa ngày càng lớn mạnh, thu hút đông đảo khách hàng, cạnh tranh với chợ truyền thống trên các mặt: mẫu mã hàng hóa phong phú đa dạng, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, nguồn gốc xuất xứ hàng hóa rõ ràng, thái độ phục vụ văn minh lịch sự… Đặc biệt là giá cả hàng hóa trong siêu thị ổn định, là đối trọng giữ giá chợ truyền thống không tăng.
Các hàng hóa thiết yếu cho đời sống như điện, nước sạch sinh hoạt, xăng dầu, tiền mặt trong máy ATM… được các ngành chủ quản chỉ đạo cung cấp đầy đủ, ổn định trước, trong và sau Tết. Nhìn chung giá cả thị trường trong dịp Tết chỉ tăng nhẹ, không có những cơn sốt đột biến về giá xảy ra.
Tiếp đến những ngày cận Tết, giá cả thị trường về tổng thể có nhích tăng nhẹ, nhưng giữa các nhóm hàng, mặt hàng có những biến động trái chiều nhau: một số loại hàng hóa, dịch vụ cơ bản do Nhà nước còn điều tiết giá được giữ ổn định (điện, xăng dầu, than cho sản xuất điện, các mặt hàng được trợ cước, trợ giá, …). Nhiều loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu thuộc chương trình bình ổn giá cơ bản bình ổn và thấp hơn giá thị trường khoảng 5-15%.
Giá nhóm hàng lương thực (gạo lẻ ngon, gạo nếp) ổn định; giá nhóm hàng thực phẩm tăng nhẹ, trong đó rau xanh tại các tỉnh phía Bắc tăng (ngày 23, 24 Âm lịch) do thời tiết rét đậm, sau đó giá giảm (27,28 Âm lịch) do thời tiết chuyển ấm hơn; sau Tết (mùng 4, 5 Âm lịch) giá rau xanh tăng do nguồn cung thu hẹp; nhóm thịt gia cầm (gà), gia súc (bò, lợn): tăng nhẹ những ngày cận Tết (27, 28 Âm lịch) và sau Tết (mùng 4, 5 Âm lịch).
Tại Hà Nội, giá thịt bò, cá tươi tăng nhưng không tăng mạnh như cùng thời điểm Tết Nhâm Thìn 2012; giá hoa tươi giảm; giá rau củ ổn định ở mức cao; giá trứng gà trên thị trường khoảng 31.000-37.000 đồng/chục (siêu thị trước Tết ổn định ở mức 32.000-42.000 đồng/chục); các mặt hàng khô, rượu, bia thuốc lá có tích trữ từ trước và nhu cầu sau Tết không cao nên giá tương đối ổn định.
Tại Đà Nẵng, giá cả một số mặt hàng chủ yếu như thịt heo, cá biển và rau củ quả giảm, riêng mặt hàng thịt bò giá có cao hơn các mặt hàng khác…
Bộ Tài chính nhận định, giá thị trường có tăng, nhưng mức tăng nhẹ là do nhu cầu có tăng trong dịp Tết, nhưng sức mua thị trường không cao, người dân chi tiêu tiết kiệm hơn năm trước; về phía cung: lượng hàng hoá dồi dào, đáp ứng đủ nhu cầu; công tác chỉ đạo điều hành được Chính phủ, các bộ, ngành, các địa phương và doanh nghiệp thực hiện quyết liệt, có hiệu quả nhằm bình ổn thị trường.
Giữ ổn định giá cả hàng hóa, dịch vụ thiết yếu
Nhằm bình ổn thị trường trong dịp Tết Qúy Tỵ, Bộ Tài chính đã tích cực triển khai chỉ đạo, rà soát lại nguồn cung, xây dựng kế hoạch cung ứng hàng hóa đảm đáp ứng đủ, kịp thời nhu cầu của nhân dân, bình ổn thị trường và giá cả, không để xảy ra thiếu hàng, sốt giá, nhất là các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, chất đốt, lương thực, thực phẩm (thịt gia súc, gia cầm, rau củ quả) và các mặt hàng khác phục vụ nhu cầu Tết…
Đồng thời, liên ngành chức năng cũng tăng cường kiểm soát thị trường dịp Tết, kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm soát giá, phòng chống cháy nổ, giảm thiểu tai nạn giao thông… bảo đảm cho nhân dân đón Tết truyền thống vui tươi, an toàn và tiết kiệm.
Tại các địa phương, Sở Tài chính, Sở Công Thương phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tham mưu xây dựng phương án hỗ trợ vốn vay hỗ trợ hàng thiết yếu; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, phân phối hàng hóa đẩy mạnh xúc tiến thương mại nội địa, kết hợp hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam;” chuẩn bị tốt nguồn hàng chính sách, các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, mặt hàng phục vụ Tết để cung ứng sớm và đầy đủ cho nhân dân với giá cả hợp lý; giám sát chặt chẽ công tác bán hàng giảm bớt các khâu trung gian để hàng hóa tới tay người tiêu dùng với giá hợp lý; kiểm tra việc cung ứng điện, có phương án dự phòng để bảo đảm đủ điện cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân cuối năm 2012 và Tết Nguyên Đán…; tăng cường theo dõi, nắm bắt tình hình cung cầu, giá cả thị trường, kịp thời tham mưu đề xuất giải pháp bình ổn giá với Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố và Bộ Tài chính khi xảy ra biến động bất thường về giá…
Bên cạnh việc tạo điều kiện kinh doanh thông thoáng, tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp, hỗ trợ thị trường nhằm huy động, khai thác tối đa các nguồn hàng từ trong và ngoài tỉnh đáp ứng nhu cầu Tết Quý Tỵ, 2013, Sở Tài chính và Sở Công thương phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan, các doanh nghiệp xây dựng phương án dự trữ hàng hóa tham gia bình ổn giá thị trường trên địa bàn, tập trung vào các mặt hàng thiết yếu...
Theo báo cáo các địa phương gửi về Bộ Tài chính, tính đến ngày 8/2 vừa qua có 45 tỉnh, thành phố được Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố quyết định hỗ trợ vốn vay không lãi suất cho các doanh nghiệp chủ lực trên địa bàn dự trữ hàng hóa bình ổn giá trong dịp Tết với tổng kinh phí là 1.332 tỷ đồng tập trung vào các mặt hàng thiết yếu như gạo, thịt gia súc, thịt gia cầm, trứng gia cầm, dầu ăn, thủy hải sản, đường, rau củ, thực phẩm chế biến…
Ngoài ra, Bộ Tài chính tiếp tục thực hiện các biện pháp giữ ổn định giá một số hàng hóa, dịch vụ thiết yếu đối với sản xuất và đời sống như giá bán điện, giá bán than sản xuất điện…; tạm thời giãn thời gian điều chỉnh giá một số hàng hóa, dịch vụ mà Nhà nước còn kiểm soát giá trực tiếp.
Bộ Tài chính chỉ đạo kiểm soát chặt chẽ các phương án giá, mức giá của hàng hóa dịch vụ do Nhà nước đặt hàng, giao kế hoạch thanh toán bằng nguồn ngân sách Nhà nước; hàng hóa được trợ cước, trợ giá phục vụ đồng bào dân tộc, miền núi, vùng sâu, vùng xa; đồng thời kiểm soát việc cam kết thực hiện về giá đối với các mặt hàng được hỗ trợ vốn từ chương trình bình ổn giá.
Kiểm soát chi từ Ngân sách Nhà nước trong đầu tư, trong chi tiêu thường xuyên được triển khai thực hiện nhằm kiên quyết loại trừ các khoản chi không đúng định mức, tiêu chuẩn, chi sai chế độ chính sách; tiếp tục thực hiện cơ chế thị trường định giá, các doanh nghiệp cạnh tranh về giá đối với đại bộ phận hàng hóa, dịch vụ phục vụ tiêu dùng Tết.../.
Giá cả thị trường trong cả nước cơ bản ổn định, tuy có tăng nhẹ vào những ngày 28, 29 và mùng 3,4 Âm lịch theo quy luật Tết hàng năm, nhưng không xảy ra hiện tượng thiếu hàng gây sốt giá.
Sức mua tăng thấp
Theo Bộ Tài chính, sức mua trên thị trường trước Tết có tăng hơn so với ngày thường, nhưng mức tăng không cao (tương đương sức mua Tết Nhâm Thìn 2012 hoặc thấp hơn chút ít). Bộ Tài chính cho rằng nguyên nhân do kinh tế năm 2012 gặp khó khăn, tiền lương, tiền thưởng cuối năm giảm, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu... Sức mua chỉ tập trung trong thời gian 4-5 ngày trước Tết (từ 25-26 Âm Lịch đến 29 Âm Lịch); sau Tết hàng hóa cung ứng ra thị trường vẫn lớn
Khối lượng hàng hóa đa dạng về chủng loại, phong phú về mẫu mã, hình thức đẹp, khá hấp dẫn người tiêu dùng. Hàng sản xuất trong nước tiếp tục chiếm lĩnh được thị trường, chinh phục niềm tin của người tiêu dùng bằng chất lượng và mẫu mã, kiểu dáng bao bì; hàng hóa nhập khẩu phục vụ Tết giảm mạnh.
Hệ thống các siêu thị, trung tâm thương mại, chuỗi phân phối hàng hóa ngày càng lớn mạnh, thu hút đông đảo khách hàng, cạnh tranh với chợ truyền thống trên các mặt: mẫu mã hàng hóa phong phú đa dạng, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, nguồn gốc xuất xứ hàng hóa rõ ràng, thái độ phục vụ văn minh lịch sự… Đặc biệt là giá cả hàng hóa trong siêu thị ổn định, là đối trọng giữ giá chợ truyền thống không tăng.
Các hàng hóa thiết yếu cho đời sống như điện, nước sạch sinh hoạt, xăng dầu, tiền mặt trong máy ATM… được các ngành chủ quản chỉ đạo cung cấp đầy đủ, ổn định trước, trong và sau Tết. Nhìn chung giá cả thị trường trong dịp Tết chỉ tăng nhẹ, không có những cơn sốt đột biến về giá xảy ra.
Tiếp đến những ngày cận Tết, giá cả thị trường về tổng thể có nhích tăng nhẹ, nhưng giữa các nhóm hàng, mặt hàng có những biến động trái chiều nhau: một số loại hàng hóa, dịch vụ cơ bản do Nhà nước còn điều tiết giá được giữ ổn định (điện, xăng dầu, than cho sản xuất điện, các mặt hàng được trợ cước, trợ giá, …). Nhiều loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu thuộc chương trình bình ổn giá cơ bản bình ổn và thấp hơn giá thị trường khoảng 5-15%.
Giá nhóm hàng lương thực (gạo lẻ ngon, gạo nếp) ổn định; giá nhóm hàng thực phẩm tăng nhẹ, trong đó rau xanh tại các tỉnh phía Bắc tăng (ngày 23, 24 Âm lịch) do thời tiết rét đậm, sau đó giá giảm (27,28 Âm lịch) do thời tiết chuyển ấm hơn; sau Tết (mùng 4, 5 Âm lịch) giá rau xanh tăng do nguồn cung thu hẹp; nhóm thịt gia cầm (gà), gia súc (bò, lợn): tăng nhẹ những ngày cận Tết (27, 28 Âm lịch) và sau Tết (mùng 4, 5 Âm lịch).
Tại Hà Nội, giá thịt bò, cá tươi tăng nhưng không tăng mạnh như cùng thời điểm Tết Nhâm Thìn 2012; giá hoa tươi giảm; giá rau củ ổn định ở mức cao; giá trứng gà trên thị trường khoảng 31.000-37.000 đồng/chục (siêu thị trước Tết ổn định ở mức 32.000-42.000 đồng/chục); các mặt hàng khô, rượu, bia thuốc lá có tích trữ từ trước và nhu cầu sau Tết không cao nên giá tương đối ổn định.
Tại Đà Nẵng, giá cả một số mặt hàng chủ yếu như thịt heo, cá biển và rau củ quả giảm, riêng mặt hàng thịt bò giá có cao hơn các mặt hàng khác…
Bộ Tài chính nhận định, giá thị trường có tăng, nhưng mức tăng nhẹ là do nhu cầu có tăng trong dịp Tết, nhưng sức mua thị trường không cao, người dân chi tiêu tiết kiệm hơn năm trước; về phía cung: lượng hàng hoá dồi dào, đáp ứng đủ nhu cầu; công tác chỉ đạo điều hành được Chính phủ, các bộ, ngành, các địa phương và doanh nghiệp thực hiện quyết liệt, có hiệu quả nhằm bình ổn thị trường.
Giữ ổn định giá cả hàng hóa, dịch vụ thiết yếu
Nhằm bình ổn thị trường trong dịp Tết Qúy Tỵ, Bộ Tài chính đã tích cực triển khai chỉ đạo, rà soát lại nguồn cung, xây dựng kế hoạch cung ứng hàng hóa đảm đáp ứng đủ, kịp thời nhu cầu của nhân dân, bình ổn thị trường và giá cả, không để xảy ra thiếu hàng, sốt giá, nhất là các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, chất đốt, lương thực, thực phẩm (thịt gia súc, gia cầm, rau củ quả) và các mặt hàng khác phục vụ nhu cầu Tết…
Đồng thời, liên ngành chức năng cũng tăng cường kiểm soát thị trường dịp Tết, kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm soát giá, phòng chống cháy nổ, giảm thiểu tai nạn giao thông… bảo đảm cho nhân dân đón Tết truyền thống vui tươi, an toàn và tiết kiệm.
Tại các địa phương, Sở Tài chính, Sở Công Thương phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tham mưu xây dựng phương án hỗ trợ vốn vay hỗ trợ hàng thiết yếu; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất, chế biến, phân phối hàng hóa đẩy mạnh xúc tiến thương mại nội địa, kết hợp hưởng ứng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam;” chuẩn bị tốt nguồn hàng chính sách, các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, mặt hàng phục vụ Tết để cung ứng sớm và đầy đủ cho nhân dân với giá cả hợp lý; giám sát chặt chẽ công tác bán hàng giảm bớt các khâu trung gian để hàng hóa tới tay người tiêu dùng với giá hợp lý; kiểm tra việc cung ứng điện, có phương án dự phòng để bảo đảm đủ điện cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân cuối năm 2012 và Tết Nguyên Đán…; tăng cường theo dõi, nắm bắt tình hình cung cầu, giá cả thị trường, kịp thời tham mưu đề xuất giải pháp bình ổn giá với Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố và Bộ Tài chính khi xảy ra biến động bất thường về giá…
Bên cạnh việc tạo điều kiện kinh doanh thông thoáng, tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp, hỗ trợ thị trường nhằm huy động, khai thác tối đa các nguồn hàng từ trong và ngoài tỉnh đáp ứng nhu cầu Tết Quý Tỵ, 2013, Sở Tài chính và Sở Công thương phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan, các doanh nghiệp xây dựng phương án dự trữ hàng hóa tham gia bình ổn giá thị trường trên địa bàn, tập trung vào các mặt hàng thiết yếu...
Theo báo cáo các địa phương gửi về Bộ Tài chính, tính đến ngày 8/2 vừa qua có 45 tỉnh, thành phố được Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố quyết định hỗ trợ vốn vay không lãi suất cho các doanh nghiệp chủ lực trên địa bàn dự trữ hàng hóa bình ổn giá trong dịp Tết với tổng kinh phí là 1.332 tỷ đồng tập trung vào các mặt hàng thiết yếu như gạo, thịt gia súc, thịt gia cầm, trứng gia cầm, dầu ăn, thủy hải sản, đường, rau củ, thực phẩm chế biến…
Ngoài ra, Bộ Tài chính tiếp tục thực hiện các biện pháp giữ ổn định giá một số hàng hóa, dịch vụ thiết yếu đối với sản xuất và đời sống như giá bán điện, giá bán than sản xuất điện…; tạm thời giãn thời gian điều chỉnh giá một số hàng hóa, dịch vụ mà Nhà nước còn kiểm soát giá trực tiếp.
Bộ Tài chính chỉ đạo kiểm soát chặt chẽ các phương án giá, mức giá của hàng hóa dịch vụ do Nhà nước đặt hàng, giao kế hoạch thanh toán bằng nguồn ngân sách Nhà nước; hàng hóa được trợ cước, trợ giá phục vụ đồng bào dân tộc, miền núi, vùng sâu, vùng xa; đồng thời kiểm soát việc cam kết thực hiện về giá đối với các mặt hàng được hỗ trợ vốn từ chương trình bình ổn giá.
Kiểm soát chi từ Ngân sách Nhà nước trong đầu tư, trong chi tiêu thường xuyên được triển khai thực hiện nhằm kiên quyết loại trừ các khoản chi không đúng định mức, tiêu chuẩn, chi sai chế độ chính sách; tiếp tục thực hiện cơ chế thị trường định giá, các doanh nghiệp cạnh tranh về giá đối với đại bộ phận hàng hóa, dịch vụ phục vụ tiêu dùng Tết.../.
Thùy Dương (TTXVN)