Ngày 13/10, Chánh Văn phòng Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế Hoàng Ngọc Khanhcho biết, tỉnh vừa tiếp nhận "Dự án bảo tồn trùng tu nhà thờ Diên PhướcTrưởng Công chúa ở Kim Long, Huế" do Viện Di sản Waseda của Nhật Bản tài trợ vớikinh phí khoảng 2,2 tỷ đồng.
Dự án sẽ được triển khai từ cuối tháng 10 này và dự kiến hoàn thành vào tháng12/2013.
Nhà thờ Diên Phước Trưởng Công chúa (tại số 24, đường Kim Long, phường Kim Long,thành phố Huế) được xây dựng từ năm 1854 để làm nơi thờ con gái trưởng của vua Thiệu Trị.
Ngôi nhà hiện nay do bà Phạm Thị TuyếtMai, vợ của ông Nguyễn Hân, thế hệ thứ 4 của gia đình Diên Phước Trưởng Côngchúa, đã từng sinh ra và lớn lên ở đây làm chủ sở hữu.
Đây là một công trình có hình thức kiến trúc dân gian truyền thống nhưng mangđậm dấu ấn của kỹ thuật xây dựng cung đình, có giá trị đặc biệt về kiến trúcnghệ thuật, lịch sử văn hóa. Công trình đang có nguy cơ sụp đổ do thời gian,trải qua chiến tranh, tồn tại trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt của Huế...
Vềcơ bản, công trình vẫn giữ được gần như toàn vẹn hệ thống đồ nội thất phong phúvà có giá trị như hoành phi, liễn đối, tranh gương, sập gụ, tủ và án thờ. Đặcbiệt là cuốn sách đồng do vua Thiệu Trị ban nói về đức hạnh và công lao của DiênPhước Trưởng Công Chúa đối với vua cha và dòng tộc.
Diên Phước Trưởng Công chúa có tên húy là Nguyễn Phúc Tịnh Hảo, con gái trưởngcủa vua Thiệu Trị và là chị ruột của vua Tự Đức. Sinh năm 1824, bàlập gia đình với phò mã Nguyễn Văn Ninh lúc 22 tuổi và được vua cha làm nhà choở riêng. Bà mất năm 1848 lúc vừa tròn 24 tuổi.
Vua Tự Đức sau khi lên ngôi đãcho xây dựng lại ngôi nhà với tên gọi "Diên Phước Trưởng Công Chúa Từ" vào năm1854 (năm Tự Đức thứ 7) để làm nơi thờ tự người chị ruột của mình.
Dự án nằm trong khuôn khổ chương trình hợp tác nghiên cứu bảo tồn di tích giữaTrung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế và Viện Di sản Waseda.
Hai bêncòn phối hợp nghiên cứu bảo tồn nhà rường Huế nhằm góp phần cứu vãn một số ditích kiến trúc dân gian truyền thống quan trọng có quan hệ mật thiết với quầnthể di sản kiến trúc Huế đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới./.
Dự án sẽ được triển khai từ cuối tháng 10 này và dự kiến hoàn thành vào tháng12/2013.
Nhà thờ Diên Phước Trưởng Công chúa (tại số 24, đường Kim Long, phường Kim Long,thành phố Huế) được xây dựng từ năm 1854 để làm nơi thờ con gái trưởng của vua Thiệu Trị.
Ngôi nhà hiện nay do bà Phạm Thị TuyếtMai, vợ của ông Nguyễn Hân, thế hệ thứ 4 của gia đình Diên Phước Trưởng Côngchúa, đã từng sinh ra và lớn lên ở đây làm chủ sở hữu.
Đây là một công trình có hình thức kiến trúc dân gian truyền thống nhưng mangđậm dấu ấn của kỹ thuật xây dựng cung đình, có giá trị đặc biệt về kiến trúcnghệ thuật, lịch sử văn hóa. Công trình đang có nguy cơ sụp đổ do thời gian,trải qua chiến tranh, tồn tại trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt của Huế...
Vềcơ bản, công trình vẫn giữ được gần như toàn vẹn hệ thống đồ nội thất phong phúvà có giá trị như hoành phi, liễn đối, tranh gương, sập gụ, tủ và án thờ. Đặcbiệt là cuốn sách đồng do vua Thiệu Trị ban nói về đức hạnh và công lao của DiênPhước Trưởng Công Chúa đối với vua cha và dòng tộc.
Diên Phước Trưởng Công chúa có tên húy là Nguyễn Phúc Tịnh Hảo, con gái trưởngcủa vua Thiệu Trị và là chị ruột của vua Tự Đức. Sinh năm 1824, bàlập gia đình với phò mã Nguyễn Văn Ninh lúc 22 tuổi và được vua cha làm nhà choở riêng. Bà mất năm 1848 lúc vừa tròn 24 tuổi.
Vua Tự Đức sau khi lên ngôi đãcho xây dựng lại ngôi nhà với tên gọi "Diên Phước Trưởng Công Chúa Từ" vào năm1854 (năm Tự Đức thứ 7) để làm nơi thờ tự người chị ruột của mình.
Dự án nằm trong khuôn khổ chương trình hợp tác nghiên cứu bảo tồn di tích giữaTrung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế và Viện Di sản Waseda.
Hai bêncòn phối hợp nghiên cứu bảo tồn nhà rường Huế nhằm góp phần cứu vãn một số ditích kiến trúc dân gian truyền thống quan trọng có quan hệ mật thiết với quầnthể di sản kiến trúc Huế đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới./.
Quốc Việt (TTXVN)