Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cho biết Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia sẽ được ra mắt trong tháng Hai này.
Tại cuộc gặp mặt báo chí đầu năm 2011, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường đề nghị các cơ quan báo chí tiếp tục phối hợp chặt chẽ, tổ chức tốt công tác tuyên truyền để hoạt động tư pháp ngày càng thiết thực, hiệu quả hơn trong tiến trình cùng cả nước hội nhập và phát triển.
Năm nay, ngành tư pháp tổ chức nghiên cứu, quán triệt và thể chế hóa một bước các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng trong toàn ngành; đề xuất thể chế hóa một bước nội dung của các văn kiện, trọng tâm là liên quan đến sửa đổi, bổ sung Hiến pháp, các luật về tổ chức, bộ máy Nhà nước.
Ngành nghiên cứu đổi mới cơ bản công tác dự kiến đề nghị của Chính phủ về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIII bảo đảm gắn kết việc xây dựng, hoàn thiện thể chế pháp luật với thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị về 5 năm thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW; bổ sung Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm nay để triển khai thực hiện theo các Nghị quyết của Chính phủ về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính.
Ngành tổ chức sơ kết việc thực hiện Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và tổng kết thực hiện Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân trong toàn quốc, nghiên cứu, đề xuất hợp nhất các Luật này; trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định về công tác theo dõi thi hành pháp luật, Nghị định thay thế Nghị định số 122/20014/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của tổ chức pháp chế.
Năm nay, toàn ngành tiếp tục có nhiều hoạt động để tạo chuyển biến bền vững trong công tác thi hành án dân sự, phấn đấu thi hành đạt và vượt chi tiêu 85% về việc và 65% về tiền đối với các vụ việc có điều kiện thi hành; phối hợp với Tòa án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao chỉ đạo và tổ chức thực hiện có hiệu quả việc xét miễn, giảm thi hành án; giảm lượng án tồn đọng xuống còn 200.000 việc; tiếp tục thực hiện hiệu quả thí điểm chế định Thừa phát lại tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngành sẽ nhân rộng mô hình "Ngày pháp luật" ở các địa phương, bảo đảm có 100% tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện "Ngày pháp luật;" tổ chức phổ biến pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp..../.
Tại cuộc gặp mặt báo chí đầu năm 2011, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường đề nghị các cơ quan báo chí tiếp tục phối hợp chặt chẽ, tổ chức tốt công tác tuyên truyền để hoạt động tư pháp ngày càng thiết thực, hiệu quả hơn trong tiến trình cùng cả nước hội nhập và phát triển.
Năm nay, ngành tư pháp tổ chức nghiên cứu, quán triệt và thể chế hóa một bước các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng trong toàn ngành; đề xuất thể chế hóa một bước nội dung của các văn kiện, trọng tâm là liên quan đến sửa đổi, bổ sung Hiến pháp, các luật về tổ chức, bộ máy Nhà nước.
Ngành nghiên cứu đổi mới cơ bản công tác dự kiến đề nghị của Chính phủ về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIII bảo đảm gắn kết việc xây dựng, hoàn thiện thể chế pháp luật với thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị về 5 năm thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW; bổ sung Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm nay để triển khai thực hiện theo các Nghị quyết của Chính phủ về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính.
Ngành tổ chức sơ kết việc thực hiện Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và tổng kết thực hiện Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân trong toàn quốc, nghiên cứu, đề xuất hợp nhất các Luật này; trình Chính phủ ban hành Nghị định quy định về công tác theo dõi thi hành pháp luật, Nghị định thay thế Nghị định số 122/20014/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của tổ chức pháp chế.
Năm nay, toàn ngành tiếp tục có nhiều hoạt động để tạo chuyển biến bền vững trong công tác thi hành án dân sự, phấn đấu thi hành đạt và vượt chi tiêu 85% về việc và 65% về tiền đối với các vụ việc có điều kiện thi hành; phối hợp với Tòa án Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao chỉ đạo và tổ chức thực hiện có hiệu quả việc xét miễn, giảm thi hành án; giảm lượng án tồn đọng xuống còn 200.000 việc; tiếp tục thực hiện hiệu quả thí điểm chế định Thừa phát lại tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngành sẽ nhân rộng mô hình "Ngày pháp luật" ở các địa phương, bảo đảm có 100% tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện "Ngày pháp luật;" tổ chức phổ biến pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp..../.
Quỳnh Hoa (TTXVN/Vietnam+)