Tìm được người bạn đời lý tưởng là điều chẳng bao giờ dễ dàng. Nhưng ở Trung Quốc, nơi hàng trăm triệu người đang tìm nửa còn lại của mình, hành trình đó giờ đang mang nhiều ý nghĩa thực dụng hơn là khát khao về tình yêu lãng mạn.
Đó là kết quả một cuộc khảo sát lớn mang tên “Khảo sát về các quan hệ và hôn nhân ở Trung Quốc 2010-2011," mới được công bố trong ngày Valentine (14/2) vừa qua, do các phương tiện truyền thông khắp nước này thực hiện.
Đã có 21.694 người độc thân Trung Quốc, độ tuổi từ 23-35 được hỏi trong khoảng thời gian 1 tháng khảo sát, trong số đó 2/3 là nữ.
Kết quả cho thấy những người độc thân này đang ngày càng quay về cách tiếp cận truyền thống với hôn nhân, từ chuyện thông qua mai mối cho đến cân đo xem đối tượng có “môn đăng hộ đối” với mình trên phương diện tiêu chuẩn xã hội hay không.
Các yếu tố kinh tế và xã hội ở Trung Quốc ngày nay (từ giá nhà leo thang chóng mặt, văn hóa thực dụng lên ngôi cho đến tình trạng mất cân bằng giới) đang ngày càng gia tăng sức ép về hôn nhân với nhiều đối tượng. Chẳng hạn, thế hệ nam giới đầu tiên sinh ra dưới chính sách kế hoạch hóa “một con” giờ đã đến độ tuổi lập gia đình. Họ đang chịu sức ép ngày càng lớn từ các bậc phụ huynh muốn có con dâu, nhưng nữ giới cùng độ tuổi này lại ít ỏi hơn hẳn nam giới.
Tuy nhiên, điều quan trọng hơn cả mà cuộc khảo sát kết luận là thái độ đối với hôn nhân và hành trình hướng tới việc lập gia đình đang ngày càng hướng về các giá trị kiểu truyền thống.
Hơn 60% người độc thân được hỏi cho biết họ tin rằng “môn đăng hộ đối,” tương xứng về mặt xã hội là một yếu tố quan trọng trong việc tìm ý trung nhân. Nhóm này viện dẫn kinh nghiệm xã hội, nền tảng gia đình là có lợi cho một cuộc hôn nhân thành công.
Sự lựa chọn của trái tim cũng đang bị thay thế bởi sự lựa chọn của mai mối. Đa số người tham gia cuộc khảo sát nói rằng họ sẵn sàng nhờ cậy nhờ cậy các dịch vụ “ông Tơ, bà Nguyệt.” Có 90% nhận xét cho rằng các công ty giúp hẹn hò là ý tưởng hay. Hơn 50% cho biết họ đã tham dự các cuộc gặp gỡ, tìm hiểu như vậy.
Tình trạng tài chính của “đối tác tiềm năng” cũng được coi là yếu tố quan trọng nhất khi xem xét khả năng tiến tới yêu đương, hôn nhân.
Với giá nhà ngày càng đắt đỏ, đang có một khái niệm mới về hôn nhân ở Trung Quốc là “kết hôn nude.” “Nude” ở đây có nghĩa là kết hôn mà chưa có nhà, ôtô và chỉ đăng ký kết hôn kèm với một nghi lễ giản dị chứ không tiệc tùng rầm rộ. Song, quan điểm về “kết hôn nude” này cũng khác nhau trong từng giới. Khoảng 75% nam giới được hỏi nói rằng như thế là ổn trong khi chỉ 38% nữ giới cho biết họ sẵn sàng làm như vậy.
Số lượng những trái tim cô đơn ở Trung Quốc đang tìm kiếm một nửa ngày càng tăng cũng khiến các show truyền hình về hẹn hò trở nên hút khách nhất ở nước này trong vài năm gần đây.
Tuy nhiên, không ít người tham dự các show trên đã gây nhiều tranh cãi khi họ công khai thể hiện sự thay đổi thái độ với hẹn hò, hôn nhân.
Năm ngoái, nữ thí sinh Ma Nuo của show “If you are the one” đã gây sốc và dư luận ầm ỹ ở Trung Quốc khi đáp lời một nam thí sinh chưa có công ăn việc làm mời cô đi chơi bằng xe đạp cho lãng mạn: “Thà tôi khóc trong một chiếc BMW còn hơn cười trên một chiếc xe đạp”./.
Đó là kết quả một cuộc khảo sát lớn mang tên “Khảo sát về các quan hệ và hôn nhân ở Trung Quốc 2010-2011," mới được công bố trong ngày Valentine (14/2) vừa qua, do các phương tiện truyền thông khắp nước này thực hiện.
Đã có 21.694 người độc thân Trung Quốc, độ tuổi từ 23-35 được hỏi trong khoảng thời gian 1 tháng khảo sát, trong số đó 2/3 là nữ.
Kết quả cho thấy những người độc thân này đang ngày càng quay về cách tiếp cận truyền thống với hôn nhân, từ chuyện thông qua mai mối cho đến cân đo xem đối tượng có “môn đăng hộ đối” với mình trên phương diện tiêu chuẩn xã hội hay không.
Các yếu tố kinh tế và xã hội ở Trung Quốc ngày nay (từ giá nhà leo thang chóng mặt, văn hóa thực dụng lên ngôi cho đến tình trạng mất cân bằng giới) đang ngày càng gia tăng sức ép về hôn nhân với nhiều đối tượng. Chẳng hạn, thế hệ nam giới đầu tiên sinh ra dưới chính sách kế hoạch hóa “một con” giờ đã đến độ tuổi lập gia đình. Họ đang chịu sức ép ngày càng lớn từ các bậc phụ huynh muốn có con dâu, nhưng nữ giới cùng độ tuổi này lại ít ỏi hơn hẳn nam giới.
Tuy nhiên, điều quan trọng hơn cả mà cuộc khảo sát kết luận là thái độ đối với hôn nhân và hành trình hướng tới việc lập gia đình đang ngày càng hướng về các giá trị kiểu truyền thống.
Hơn 60% người độc thân được hỏi cho biết họ tin rằng “môn đăng hộ đối,” tương xứng về mặt xã hội là một yếu tố quan trọng trong việc tìm ý trung nhân. Nhóm này viện dẫn kinh nghiệm xã hội, nền tảng gia đình là có lợi cho một cuộc hôn nhân thành công.
Sự lựa chọn của trái tim cũng đang bị thay thế bởi sự lựa chọn của mai mối. Đa số người tham gia cuộc khảo sát nói rằng họ sẵn sàng nhờ cậy nhờ cậy các dịch vụ “ông Tơ, bà Nguyệt.” Có 90% nhận xét cho rằng các công ty giúp hẹn hò là ý tưởng hay. Hơn 50% cho biết họ đã tham dự các cuộc gặp gỡ, tìm hiểu như vậy.
Tình trạng tài chính của “đối tác tiềm năng” cũng được coi là yếu tố quan trọng nhất khi xem xét khả năng tiến tới yêu đương, hôn nhân.
Với giá nhà ngày càng đắt đỏ, đang có một khái niệm mới về hôn nhân ở Trung Quốc là “kết hôn nude.” “Nude” ở đây có nghĩa là kết hôn mà chưa có nhà, ôtô và chỉ đăng ký kết hôn kèm với một nghi lễ giản dị chứ không tiệc tùng rầm rộ. Song, quan điểm về “kết hôn nude” này cũng khác nhau trong từng giới. Khoảng 75% nam giới được hỏi nói rằng như thế là ổn trong khi chỉ 38% nữ giới cho biết họ sẵn sàng làm như vậy.
Số lượng những trái tim cô đơn ở Trung Quốc đang tìm kiếm một nửa ngày càng tăng cũng khiến các show truyền hình về hẹn hò trở nên hút khách nhất ở nước này trong vài năm gần đây.
Tuy nhiên, không ít người tham dự các show trên đã gây nhiều tranh cãi khi họ công khai thể hiện sự thay đổi thái độ với hẹn hò, hôn nhân.
Năm ngoái, nữ thí sinh Ma Nuo của show “If you are the one” đã gây sốc và dư luận ầm ỹ ở Trung Quốc khi đáp lời một nam thí sinh chưa có công ăn việc làm mời cô đi chơi bằng xe đạp cho lãng mạn: “Thà tôi khóc trong một chiếc BMW còn hơn cười trên một chiếc xe đạp”./.
Trung Sơn/Hongkong (Vietnam+)