Theo Tân Hoa Xã, ngày 24/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc đã bắt đầu xem xét tờ trình của Quốc vụ viện về việc phê chuẩn Nghị định thư sửa đổi thứ ba của Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác Đông Nam Á.
Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Thôi Thiên Khải thay mặt Quốc vụ viện đọc tờ trình, khẳng định Nghị định thư sửa đổi thứ ba của Hiệp ước này không đi ngược với luật pháp Trung Quốc, và việc phê chuẩn nó sẽ góp phần thể hiện sự ủng hộ về chính trị của Trung Quốc đối với quá trình xây dựng Cộng đồng các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), cũng như góp phần tăng cường quan hệ giữa Trung Quốc với ASEAN, phù hợp chiến lược ngoại giao và lợi ích quốc gia của Trung Quốc.
Những năm gần đây, đầu tư của các doanh nghiệp Trung Quốc tại ASEAN đã tăng nhanh. Phó Tổng thư ký thường trực phân ban Trung Quốc trong Hội đồng Thương mại Trung Quốc-ASEAN Hứa Ninh Ninh nói Trung Quốc và ASEAN có thể bổ sung cho nhau về cơ cấu ngành nghề, đầu tư song phương từ một số lĩnh vực truyền thống như ngành xây dựng, nhận thầu công trình, v.v, nay đã bắt đầu phát triển sang lĩnh vực năng lượng chế tạo, dịch vụ thương mại.
Tính đến cuối tháng Sáu vừa qua, tổng vốn đầu tư hai chiều giữa Trung Quốc và ASEAN đã lên tới khoảng 80 tỷ USD. Về thương mại, Trung Quốc là bạn hàng lớn nhất của ASEAN, trong khi ASEAN đã vượt Nhật Bản trở thành đối tác lớn thứ ba của Trung Quốc./.
Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Thôi Thiên Khải thay mặt Quốc vụ viện đọc tờ trình, khẳng định Nghị định thư sửa đổi thứ ba của Hiệp ước này không đi ngược với luật pháp Trung Quốc, và việc phê chuẩn nó sẽ góp phần thể hiện sự ủng hộ về chính trị của Trung Quốc đối với quá trình xây dựng Cộng đồng các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), cũng như góp phần tăng cường quan hệ giữa Trung Quốc với ASEAN, phù hợp chiến lược ngoại giao và lợi ích quốc gia của Trung Quốc.
Những năm gần đây, đầu tư của các doanh nghiệp Trung Quốc tại ASEAN đã tăng nhanh. Phó Tổng thư ký thường trực phân ban Trung Quốc trong Hội đồng Thương mại Trung Quốc-ASEAN Hứa Ninh Ninh nói Trung Quốc và ASEAN có thể bổ sung cho nhau về cơ cấu ngành nghề, đầu tư song phương từ một số lĩnh vực truyền thống như ngành xây dựng, nhận thầu công trình, v.v, nay đã bắt đầu phát triển sang lĩnh vực năng lượng chế tạo, dịch vụ thương mại.
Tính đến cuối tháng Sáu vừa qua, tổng vốn đầu tư hai chiều giữa Trung Quốc và ASEAN đã lên tới khoảng 80 tỷ USD. Về thương mại, Trung Quốc là bạn hàng lớn nhất của ASEAN, trong khi ASEAN đã vượt Nhật Bản trở thành đối tác lớn thứ ba của Trung Quốc./.
(TTXVN/Vietnam+)