Trung Quốc ngày 26/9 đã khởi công xây dựng đoạn tiếp nối của tuyến đường sắt cao nhất thế giới Thanh Hải-Tây Tạng, với chi phí dự kiến là 13,3 tỷ NDT (khoảng 2 tỷ USD) và sẽ hoàn tất trong bốn năm tới.
Đoạn này có độ dài 253km nối từ thủ phủ Lhasa của Tây Tạng tới thành phố lớn thứ hai của khu tự trị này là Xigaze.
Đây là phần nối dài đầu tiên của tuyến đường sắt Thanh Hải-Tây Tạng được khởi công vào tháng 7/2006. Phần tiếp nối này sẽ đi qua năm địa hạt và có 90km bắc qua hẻm núi lớn Yarlung Zangbo.
Theo giới chức Trung Quốc, tuyến đường sắt sẽ góp phần thúc đẩy quá trình hiện đại hóa và phát triển của Tây Tạng. Bộ trưởng Đường sắt Trung Quốc Lưu Chí Quản cho biết sẽ thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường thiên nhiên trong quá trình xây dựng tuyến đường sắt này.
Ông Lưu cũng nhấn mạnh tuyến đường sắt sẽ thúc đẩy du lịch ở vùng Tây Nam của cao nguyên Tây Tạng và tăng cường việc sử dụng hợp lý các tài nguyên ở đây.
Khi hoàn thành tuyến đường sắt này sẽ ở độ cao 5.072m so với mực nước biển và sẽ là tuyến đường sắt cao nhất thế giới./.
Đoạn này có độ dài 253km nối từ thủ phủ Lhasa của Tây Tạng tới thành phố lớn thứ hai của khu tự trị này là Xigaze.
Đây là phần nối dài đầu tiên của tuyến đường sắt Thanh Hải-Tây Tạng được khởi công vào tháng 7/2006. Phần tiếp nối này sẽ đi qua năm địa hạt và có 90km bắc qua hẻm núi lớn Yarlung Zangbo.
Theo giới chức Trung Quốc, tuyến đường sắt sẽ góp phần thúc đẩy quá trình hiện đại hóa và phát triển của Tây Tạng. Bộ trưởng Đường sắt Trung Quốc Lưu Chí Quản cho biết sẽ thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường thiên nhiên trong quá trình xây dựng tuyến đường sắt này.
Ông Lưu cũng nhấn mạnh tuyến đường sắt sẽ thúc đẩy du lịch ở vùng Tây Nam của cao nguyên Tây Tạng và tăng cường việc sử dụng hợp lý các tài nguyên ở đây.
Khi hoàn thành tuyến đường sắt này sẽ ở độ cao 5.072m so với mực nước biển và sẽ là tuyến đường sắt cao nhất thế giới./.
(TTXVN/Vietnam+)