Vốn nổi tiếng là quốc gia ưa chuộng tàu cao tốc và đang có hệ thống tàu cao tốc lớn nhất thế giới, Trung Quốc bất ngờ triển khai việc xây dựng một tuyến tàu đệm từ ở thủ đô Bắc Kinh với tốc độ... chậm nhất thế giới.
Ngày 1/3, Bắc Kinh chính thức khởi công tuyến tàu đệm từ dài 10km ở quận Môn Đầu Câu, phía Tây thành phố.
Tốc độ dự kiến của tuyến này chỉ là 60 km/giờ, “siêu chậm” nếu so sánh với một tuyến tàu đệm từ khác ở Thượng Hải do tập đoàn Siemens (Đức) xây dựng có thể đạt tốc độ tối đa tới 500 km/giờ.
Tuyến tàu đệm từ ở Môn Đầu Câu áp dụng công nghệ phát triển bởi quân đội Trung Quốc. Giáo sư Thường Văn Thâm của Đại học Công nghệ quốc phòng quốc gia Trung Quốc, nhà khoa học phụ trách dự án, cho rằng cuộc cạnh tranh giữa công nghệ nội này với công nghệ Đức sẽ là màn đua “rùa với thỏ” mà cuối cùng, rùa sẽ chiến thắng.
Với nhóm khoa học trên và chính quyền Bắc Kinh, tuyến Môn Đầu Câu chỉ là một bước đi đầu. Sau khi hoàn thiện vào năm 2013 và triển khai hiệu quả, các tuyến tàu đệm từ khác sẽ được xây dựng ở nhiều khu vực trong thành phố. Ưu điểm của tàu đệm từ là không ồn, không ô nhiễm và an toàn cao.
Tàu đệm từ từng bị “lép vế” trước đường sắt cao tốc ở Trung Quốc. Dự án tàu đệm từ nối Thượng Hải và Hàng Châu không nhận được sự ủng hộ và thông qua của giới lãnh đạo nước này, vốn ưa chuộng tàu có bánh xe hơn.
Tuy nhiên, có những dấu hiệu cho thấy tàu đệm từ đang được chú ý. Tháng Bảy năm ngoái, Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (ứng cử viên sáng giá thay thế ông Hồ Cẩm Đào ở vị trí Chủ tịch nước vào năm tới) đã thăm cơ sở thử nghiệm tàu đệm từ của giáo sư Thường Văn Thâm, khen ngợi công nghệ này. Ông Tập Cận Bình cũng hứa sẽ là người “khai trương” tuyến tàu đệm từ Môn Đầu Câu.
Quân đội Trung Quốc cũng ủng hộ mạnh mẽ công nghệ do họ phát triển. Tướng Trương Dục Lâm, hiệu trưởng trường Đại học Công nghệ quốc phòng quốc gia, nhấn mạnh đây là một công nghệ mang tính quan trọng về chính trị và quân đội sẽ tăng cường hỗ trợ.
Tất cả đã khuyến khích chính quyền Bắc Kinh đi đầu trong áp dụng công nghệ này. Theo họ, tàu đệm từ sẽ giúp giải quyết tình trạng ách tắc giao thông trầm trọng của thành phố và mở ra một lĩnh vực công nghệ cao mới nếu các thành phố khác cũng triển khai.
Tuy nhiên, những người ủng hộ đường sắt cao tốc đang bày tỏ quan ngại. Giáo sư Vương Mộng Nộ của Đại học Giao thông, một cố vấn khoa học chủ chốt cho Bộ Đường sắt Trung Quốc, ví von tàu đệm từ không bánh xe giống như “ngựa không cương,” quá nguy hiểm.
Nguyên tắc phanh của tàu đệm từ là đảo chiều điện từ, vì thế nếu một tàu mất 9 giây để đạt tốc độ 100 km/giờ thì cũng cần khoảng thời gian tương tự để dừng lại ở tốc độ đó. Năm 2006, một vụ tai nạn đã xảy ra ở một tuyến tàu đệm từ thử nghiệm tại Lathen (Đức) làm 23 người thiệt mạng mà nguyên nhân chủ yếu là hệ thống phanh bị trục trặc.
Tàu đệm từ là hình thức tàu chuyên chở được nâng lên, dẫn lái và đẩy bởi lực từ hoặc lực điện từ. Phương pháp này được coi là nhanh hơn, tiện nghi hơn tàu thường sử dụng bánh xe do giảm được ma sát và các cấu trúc cơ khí. Tàu đệm từ đã được sử dụng trong thương mại từ năm 1984 (tuyến thử nghiệm ở Thượng Hải, vận chuyển hành khách trên quãng đường 30km từ thành phố đến sân bay chỉ trong 7 phút 20 giây). Tuy nhiên, các hạn chế về công nghệ và kinh tế đã cản trở sự phát triển của công nghệ này./.
Ngày 1/3, Bắc Kinh chính thức khởi công tuyến tàu đệm từ dài 10km ở quận Môn Đầu Câu, phía Tây thành phố.
Tốc độ dự kiến của tuyến này chỉ là 60 km/giờ, “siêu chậm” nếu so sánh với một tuyến tàu đệm từ khác ở Thượng Hải do tập đoàn Siemens (Đức) xây dựng có thể đạt tốc độ tối đa tới 500 km/giờ.
Tuyến tàu đệm từ ở Môn Đầu Câu áp dụng công nghệ phát triển bởi quân đội Trung Quốc. Giáo sư Thường Văn Thâm của Đại học Công nghệ quốc phòng quốc gia Trung Quốc, nhà khoa học phụ trách dự án, cho rằng cuộc cạnh tranh giữa công nghệ nội này với công nghệ Đức sẽ là màn đua “rùa với thỏ” mà cuối cùng, rùa sẽ chiến thắng.
Với nhóm khoa học trên và chính quyền Bắc Kinh, tuyến Môn Đầu Câu chỉ là một bước đi đầu. Sau khi hoàn thiện vào năm 2013 và triển khai hiệu quả, các tuyến tàu đệm từ khác sẽ được xây dựng ở nhiều khu vực trong thành phố. Ưu điểm của tàu đệm từ là không ồn, không ô nhiễm và an toàn cao.
Tàu đệm từ từng bị “lép vế” trước đường sắt cao tốc ở Trung Quốc. Dự án tàu đệm từ nối Thượng Hải và Hàng Châu không nhận được sự ủng hộ và thông qua của giới lãnh đạo nước này, vốn ưa chuộng tàu có bánh xe hơn.
Tuy nhiên, có những dấu hiệu cho thấy tàu đệm từ đang được chú ý. Tháng Bảy năm ngoái, Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (ứng cử viên sáng giá thay thế ông Hồ Cẩm Đào ở vị trí Chủ tịch nước vào năm tới) đã thăm cơ sở thử nghiệm tàu đệm từ của giáo sư Thường Văn Thâm, khen ngợi công nghệ này. Ông Tập Cận Bình cũng hứa sẽ là người “khai trương” tuyến tàu đệm từ Môn Đầu Câu.
Quân đội Trung Quốc cũng ủng hộ mạnh mẽ công nghệ do họ phát triển. Tướng Trương Dục Lâm, hiệu trưởng trường Đại học Công nghệ quốc phòng quốc gia, nhấn mạnh đây là một công nghệ mang tính quan trọng về chính trị và quân đội sẽ tăng cường hỗ trợ.
Tất cả đã khuyến khích chính quyền Bắc Kinh đi đầu trong áp dụng công nghệ này. Theo họ, tàu đệm từ sẽ giúp giải quyết tình trạng ách tắc giao thông trầm trọng của thành phố và mở ra một lĩnh vực công nghệ cao mới nếu các thành phố khác cũng triển khai.
Tuy nhiên, những người ủng hộ đường sắt cao tốc đang bày tỏ quan ngại. Giáo sư Vương Mộng Nộ của Đại học Giao thông, một cố vấn khoa học chủ chốt cho Bộ Đường sắt Trung Quốc, ví von tàu đệm từ không bánh xe giống như “ngựa không cương,” quá nguy hiểm.
Nguyên tắc phanh của tàu đệm từ là đảo chiều điện từ, vì thế nếu một tàu mất 9 giây để đạt tốc độ 100 km/giờ thì cũng cần khoảng thời gian tương tự để dừng lại ở tốc độ đó. Năm 2006, một vụ tai nạn đã xảy ra ở một tuyến tàu đệm từ thử nghiệm tại Lathen (Đức) làm 23 người thiệt mạng mà nguyên nhân chủ yếu là hệ thống phanh bị trục trặc.
Tàu đệm từ là hình thức tàu chuyên chở được nâng lên, dẫn lái và đẩy bởi lực từ hoặc lực điện từ. Phương pháp này được coi là nhanh hơn, tiện nghi hơn tàu thường sử dụng bánh xe do giảm được ma sát và các cấu trúc cơ khí. Tàu đệm từ đã được sử dụng trong thương mại từ năm 1984 (tuyến thử nghiệm ở Thượng Hải, vận chuyển hành khách trên quãng đường 30km từ thành phố đến sân bay chỉ trong 7 phút 20 giây). Tuy nhiên, các hạn chế về công nghệ và kinh tế đã cản trở sự phát triển của công nghệ này./.
Trung Sơn/Hong Kong (Vietnam+)