Trung Quốc với chiến lược quốc tế hóa từng bước đồng nhân dân tệ

Mặc dù đồng nhân dân tệ đứng thứ 5 trong giỏ tiền tệ thanh toán quốc tế hồi tháng Sáu nhưng tỷ lệ giao dịch toàn cầu của đồng tiền này chưa tới 2%. Ngược lại, tỷ lệ giao dịch bằng USD là 40%.
Đồng tiền mệnh giá 100 nhân dân tệ tại Thượng Hải, Trung Quốc. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Eastasiaforum.org đưa tin Trung Quốc là một người khổng lồ về kinh tế, là quốc gia có kim ngạch thương mại lớn nhất thế giới và được dự báo sẽ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới vào đầu năm sau.

Tuy nhiên, các mối quan hệ tài chính của Trung Quốc với phần còn lại của thế giới và việc sử dụng đồng nhân dân tệ ở bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc còn hạn chế.

Mặc dù đồng nhân dân tệ đứng thứ 5 trong giỏ tiền tệ thanh toán quốc tế hồi tháng 6/2019, tỷ lệ giao dịch toàn cầu của đồng tiền này chưa tới 2%. Ngược lại, tỷ lệ giao dịch bằng USD là 40% và bằng đồng euro là 34%.

[Đồng NDT vẫn "kẹt" ở mức 7 NDT mỗi USD bất chấp thỏa thuận thương mại]

Xét trên một vài khía cạnh, không ngạc nhiên khi đồng nhân dân tệ có tỷ lệ sử dụng thấp như vậy ở bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc.

Mặc dù tài khoản séc của Trung Quốc được giao dịch tự do từ năm 2009, nhưng tài khoản vốn vẫn bị từ chối trên quy mô lớn với việc dòng chảy vào và ra khỏi nước này bị hạn chế nhiều.

Trung Quốc đã phát đi tín hiệu muốn tự do hóa tài khoản vốn của họ nhưng tốc độ và quá trình cải cách vẫn không chắc chắn.

Đặc điểm chính của một loại tiền tệ được quốc tế hóa là nó được sử dụng rộng rãi bởi cả khu vực tư nhân và chính thức bên ngoài lãnh thổ quốc gia sở hữu đồng tiền đó.

Điều này thường đòi hỏi đồng tiền đó phải được sử dụng như như một đơn vị tài khoản để lập hóa đơn giao dịch, một phương tiện trao đổi để thanh toán thương mại và các giao dịch tài chính lớn hơn, và là một đồng tiền cất giữ giá trị đáng tin cậy như dự trữ ngoại hối.

Vì Trung Quốc có các biện pháp kiểm soát vốn quy mô rộng nhưng là một tài khoản giao dịch mở, nên họ phụ thuộc nhiều vào việc khuyến khích các hóa đơn giao dịch bằng đồng nhân dân tệ lớn hơn.

Muốn thúc đẩy sử dụng đồng nhân dân tệ để thanh toán thương mại sẽ đòi hỏi phải sử dụng đồng tiền này cho đầu tư và sau đó sẽ dẫn đến nhu cầu dự trữ nhân dân tệ mặc dù chậm.

Việc thiết lập một trung tâm nhân dân tệ để tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch bằng đồng nhân dân tệ đòi hỏi phải có một ngân hàng thanh toán chính thức cho các giao dịch bằng nhân dân tệ ở nước ngoài, một hạn ngạch Tổ chức đầu tư nước ngoài đủ tiêu chuẩn (Qualified Foreign Institutional Investor) bằng đồng nhân dân tệ để tái đầu tư trở lại Trung Quốc và một phương tiện trao đổi để hỗ trợ thanh toán bằng nhân dân tệ.

Mạng lưới các trung tâm ở nước ngoài cung cấp một khuôn khổ để tạo thuận lợi cho các hoạt động giao dịch ở ngoài lãnh thổ Trung Quốc, kèm theo cải cách thị trường trong nước và các mốc quốc tế quan trọng như đưa đồng nhân dân tệ vào rổ dự trữ quốc tế của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), quyền rút vốn đặc biệt.

Trung Quốc đã công khai thừa nhận kế hoạch quốc tế hóa nhân dân tệ và tăng đáng kể việc sử dụng nhân dân tệ ở nước ngoài, song cam kết cải cách đã chậm lại đáng kể trong vài năm qua.

Nếu Trung Quốc muốn thúc đẩy quá trình này, họ chỉ cần yêu cầu các doanh nghiệp nhà nước thanh toán thương mại bằng nhân dân tệ.

Trung Quốc hiện phải vật lộn với một nền kinh tế đang chuyển đổi nhanh chóng và việc quốc tế hóa đồng nhân dân tệ là một trong nhiều mục tiêu chính trị và kinh tế của họ. Trung Quốc dường như là chấp nhận làm chậm tiến trình quốc tế hóa đồng nhân dân tệ và cho phép tiến trình này tiến triển dần.

Nếu không có thêm sự can thiệp chính sách, cần phải có một cơ chế rõ ràng cho các doanh nghiệp gánh chịu chi phí sử dụng đồng nhân dân tệ cho thương mại và đầu tư. Những lợi thế có thể không rõ ràng đối với các quốc gia như Australia, vốn đang định hướng phát triển thương mại với Trung Quốc.

Australia có hai lựa chọn hoặc xuất khẩu hoặc nhập khẩu từ Trung Quốc, vì vậy động lực thanh toán bằng nhân dân tệ và để đồng tiền này xuất hiện trên bảng kết toán là rất thấp.

Xét về tổng thể, các sản phẩm như quặng sắt được định giá bằng USD. Thay đổi đáng kể cấu trúc là cần thiết cho một sự thay đổi trong hệ thống tiền tệ dùng để thanh toán thương mại lâu nay.

Trung Quốc không chỉ dựa vào việc sử dụng đồng nhân dân tệ trong thương mại để thúc đẩy chương trình nghị sự quốc tế hóa.

Trong những năm gần đây, họ đã thực hiện các chương trình nhằm thu hút nhiều luồng vốn chảy vào hơn trong khi vẫn duy trì các biện pháp kiểm soát mạnh mẽ đối với các luồng ra.

Một sự đổi mới lớn là sự ra đời của các chương trình kết nối trái phiếu và chứng khoán cho phép các nhà đầu tư quốc tế tiếp cận - thông qua Hong Kong, Thượng Hải và Thâm Quyến.

Phần lớn các luồng vốn đổ vào Trung Quốc đến từ phía Bắc, phản ánh mức độ ưu tiên cạnh tranh của Trung Quốc để hạn chế dòng vốn chảy ra bên ngoài.

Sự ra mắt Kết nối sàn chứng khoán Thượng Hải-London trong năm 2019 cung cấp một mô hình khác, nơi các nhà đầu tư giao dịch hóa đơn ký gửi thay vì sở hữu trực tiếp, một phần do chênh lệch múi giờ đáng kể giữa hai sàn.

Các chương trình này là phần thiết yếu trong các quyết định của các nhà quản lý chỉ số toàn cầu như MSCI và FTSE cũng như các nhà quản lý chỉ số trái phiếu như JP Morgan để tăng sức nặng của Trung Quốc trong bảng điểm chuẩn của họ.

IMF ước tính dòng vốn đầu tư theo định hướng chuẩn có thể đạt 450 tỷ USD trong 3 năm tới.

Nhìn bề ngoài, đây có vẻ là một bước quan trọng trong việc quốc tế hóa đồng nhân dân tệ và cải cách thị trường vốn cổ phần biến động của Trung Quốc, nhưng có những lo ngại đáng kể xung quanh việc bảo vệ nhà đầu tư và các quy định dễ thay đổi. Những vấn đề này sẽ không được giải quyết nhanh chóng.

Dường như các chiến lược duy nhất liên quan đến dòng vốn ra khỏi Trung Quốc có liên quan đến Sáng kiến "Vành đai và Con đường" (BRI).

Sáng kiến này đã dẫn đến cải cách đáng kể trong khu vực bao gồm xây dựng đường sắt, ống dẫn dầu và lưới điện.

Mặc dù sáng kiến này được coi là động lực tiềm năng lớn của chủ trương quốc tế hóa đồng nhân dân tệ, Trung Quốc đã không yêu cầu các dự án này phải được định giá bằng đơn vị nhân dân tệ.

Trung Quốc lâu nay có tham vọng quốc tế hóa đồng nhân dân tệ và đang dựa nhiều hơn vào các sáng kiến chính sách thay vì các yếu tố cấu trúc để đạt được mục tiêu này.

Chiến lược kiên trì của Trung Quốc để quốc tế hóa đồng nội tệ của họ nói chung phù hợp với thời điểm cải cách trong nước, điều cần thiết để Trung Quốc chuyển sang nền kinh tế định hướng thị trường hơn./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục