Trung Quốc tuyên bố có thể lập ADIZ ở khu vực Biển Đông

Trung Quốc tuyên bố có thể lập Vùng Nhận dạng phòng không ở Biển Đông

Theo AP, một quan chức cấp cao Trung Quốc ngày 13/7 cho biết nói rằng Bắc Kinh có quyền tuyên bố lập vùng Nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông, chỉ một ngày sau khi Tòa Trọng tài Thường trực ra
Trung Quốc tuyên bố có thể lập Vùng Nhận dạng phòng không ở Biển Đông ảnh 1Tàu nạo vét của Trung Quốc tổ chức nạo vét, bồi đắp trái phép trên Đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. (Nguồn: Reuters)

Theo AP, một quan chức cấp cao Trung Quốc ngày 13/7 đã tuyên bố Bắc Kinh có quyền tuyên bố lập vùng Nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông, chỉ một ngày sau khi Tòa Trọng tài Thường trực ra phán quyết bác bỏ "đường chín đoạn" của nước này.

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Liu Zhenmin nói với các phóng viên nước ngoài hôm 13/7 rằng: "Trung Quốc có quyền làm thế (lập ADIZ). Trung Quốc cũng đã thiết lập ADIZ trên biển Hoa Đông."

Ông tuyên bố việc thành lập ADIZ sẽ được đặt cơ sở dựa trên "mức độ đe dọa nhằm vào Trung Quốc".

"Nếu an ninh của chúng tôi bị đe dọa, dĩ nhiên chúng tôi sẽ có quyền tuyên bố thành lập một khu vực (nhận dạng phòng không.) Điều này sẽ phụ thuộc vào sự đánh giá chung của chúng tôi," ông nói.

Ông Liu cũng nói rằng Trung Quốc hy vọng các quốc gia khác không nhân cơ hội hiện nay để "đe dọa Trung Quốc" và rằng các nước sẽ "làm việc cùng Trung Quốc để bảo vệ hòa bình và ổn định trên Biển Đông, thay vì biến khu vực này thành nguồn gốc của một cuộc chiến tranh."

ADIZ do Trung Quốc thành lập ở biển Hoa Đông không được Mỹ và nhiều nước công nhận.

Trước đó, Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) đã ra phán quyết cho rằng yêu sách của Trung Quốc về "các quyền lịch sử" đối với các vùng biển nằm trong "đường 9 đoạn" là trái với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS).

Trung Quốc không có "tư cách lịch sử" đối với các vùng biển ở Biển Đông và không có cơ sở pháp lý để đưa ra những tuyên bố về "các quyền lịch sử" đối với những nguồn tài nguyên trong "đường 9 đoạn."

Theo PCA, không một đảo nào thuộc quần đảo Trường Sa tạo cho Trung Quốc quyền có vùng đặc quyền kinh tế. Trung Quốc không có quyền hạn đối với vùng đặc quyền kinh tế trong phạm vi 200 hải lý của bãi Vành Khăn (Mischief) hay bãi Cỏ Mây (Thomas).

PCA cũng khẳng định thực thể Ba Bình (Itu Aba) thuộc quần đảo Trường Sa là "bãi đá," nên không có vùng đặc quyền kinh tế. PCA cho rằng Bắc Kinh đã làm tổn hại lâu dài và không thể bù đắp được hệ sinh thái san hô ở quần đảo Trường Sa.

Phán quyết của PCA cũng nhấn mạnh Trung Quốc đã can thiệp vào các quyền đánh bắt truyền thống của Philippines tại bãi Hoàng Nham (Scarborough) trên Biển Đông.

Theo PCA, những hành động của Trung Quốc đang làm trầm trọng thêm những tranh chấp với Philippines trong lúc đang các bên nỗ lực để giải quyết vấn đề./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục