Hôm 28/12, Trung Quốc đã đưa vào thử nghiệm thiết bị sản xuất ethanol lớn nhất thế giới, với sản lượng hàng năm 600.000 tấn, tại thành phố Hoài Bắc, tỉnh An Huy, phía Đông nước này.
Áp dụng công nghệ tiên tiến do Viện Vật lý Hóa học Đại Liên (DICP) thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc và Công ty Trách nhiệm hữu hạn Dầu khí Thiểm Tây Yanchang cùng phát triển, thiết bị trên được Tanxin Technology Co., LTD. thuộc Tập đoàn khai thác Huaibei chế tạo.
Thiết bị này có thể chuyển đổi khí lò luyện cốc thành ethanol, nhờ đó sẽ làm tăng đáng kể giá trị gia tăng của than và mang lại giải pháp khả thi cho sự phát triển các ngành công nghiệp thép và hóa dầu với lượng phát thải carbon thấp.
Ethanol là một chất phụ gia xăng ưu việt và là một hóa chất cơ bản quan trọng. Nó được nhiều nước, chủ yếu là Mỹ, Brazil, sản xuất từ các loại cây trồng như ngũ cốc và mía.
Trưởng nhóm nghiên cứu Liu Zhongmin, Giám đốc DICP và là học giả của Học viện Kỹ thuật Trung Quốc, cho biết thị trường Trung Quốc đang có nhu cầu lớn đối với ethanol. Ông cho biết thêm sự thiếu hụt ethanol nhiên liệu ở Trung Quốc vào khoảng 10 triệu tấn vào năm 2022.
Nhóm nghiên cứu đã phát triển một công nghệ tiên tiến là DMTE, sử dụng khí tổng hợp làm nguyên liệu thô để sản xuất ethanol. Nhóm nghiên cứu đã liên tục nâng cấp công nghệ, chất xúc tác và tối ưu hóa quá trình phản ứng, tạo nền tảng vững chắc cho công nghiệp hóa quy mô lớn.
Thiết bị trên đã được vận hành thử tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Tanxin Technology. Tổng Giám đốc của Tanxin Technology Co., LTD cho biết đã xác minh tính chất tiên tiến và độ tin cậy của DMTE.
Ông Liu cho biết cho đến nay, nhóm đã ký 13 bộ hợp đồng cấp phép triển khai công nghệ DMTE, trong đó có 2 bộ hợp đồng về xuất khẩu./.
Nga và Trung Quốc thúc đẩy triển khai các dự án hợp tác kinh tế-năng lượng
Hiện Nga và Trung Quốc đang tích cực thảo luận về việc triển khai dự án xây dựng đường ống khí đốt Sức mạnh Siberia 2, nối khu vực Siberia của Nga với miền Tây Bắc Trung Quốc.