Chính phủ Trung Quốc đang lên kế hoạch giảm gánh nặng thuế quan cho một số công ty hoạt động trong ngành dịch vụ nước này kể từ năm 2012 bằng cách thay thế thuế kinh doanh bằng một loại thuế giá trị gia tăng (VAT) khác.
Động thái này nằm trong đợt điều chỉnh hệ thống thuế quy mô lớn của Trung Quốc nhằm thiết lập một hệ thống thuế quan hợp lý hơn, sau khi hàng chục nghìn người Trung Quốc đã lên tiếng phản đối việc đánh thuế thu nhập, vì cho rằng loại thuế này chỉ chồng chất thêm khó khăn cho người nghèo.
Hiện nay, các nhà chế tạo Trung Quốc phải trả một loại thuế VAT dựa trên thu nhập của họ, trong khi đó, các công ty hoạt động trong ngành dịch vụ lại phải trả thuế kinh doanh dựa trên doanh thu bán hàng.
Tuy nhiên, theo một kế hoạch thí điểm được thực hiện tại một số công ty dịch vụ ở Thượng Hải, thuế kinh doanh sẽ được loại bỏ và thay vào đó là thuế giá trị gia tăng. Theo đó, các công ty dịch vụ sẽ chỉ phải trả thuế VAT 6-11%, thấp hơn mức tương ứng 13-17% đối với các nhà chế tạo.
Nhà phân tích chứng khoán công nghiệp Thượng Hải, Wang Han cho rằng: "Cải cách thuế sẽ mang lại lợi ích cho hầu hết các công ty thuộc lĩnh vực dịch vụ, đang phải đối mặt với tình trạng chi phí hoạt động tăng cao, ví dụ như các công ty vận tải."
Ông Wang cho biết việc điều chỉnh hệ thống thuế cũng là một phần trong kế hoạch nới lỏng chọn lọc các chính sách kinh tế của Trung Quốc, nhằm giúp các doanh nghiệp nhỏ, hiện đang phải hứng chịu một cuộc khủng hoảng tín dụng, trong bối cảnh Trung Quốc đang phải áp dụng hàng hoạt các biện pháp thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát.
Trong tổng số thu nhập từ các loại thuế năm 2010 lên tới 7.300 tỷ nhân dân tệ (1.150 tỷ USD) của Trung Quốc, thuế giá trị gia tăng và thuế kinh doanh là hai loại thuế lần lượt đem về doanh thu cao thứ nhất và thứ 4 cho ngân sách nước này, tương đương 29% và 15%. Nhưng hệ thống thuế này đã bị chỉ trích vì nhiều sản phẩm bị đánh cả thuế giá trị gia tăng và thuế kinh doanh./.
Động thái này nằm trong đợt điều chỉnh hệ thống thuế quy mô lớn của Trung Quốc nhằm thiết lập một hệ thống thuế quan hợp lý hơn, sau khi hàng chục nghìn người Trung Quốc đã lên tiếng phản đối việc đánh thuế thu nhập, vì cho rằng loại thuế này chỉ chồng chất thêm khó khăn cho người nghèo.
Hiện nay, các nhà chế tạo Trung Quốc phải trả một loại thuế VAT dựa trên thu nhập của họ, trong khi đó, các công ty hoạt động trong ngành dịch vụ lại phải trả thuế kinh doanh dựa trên doanh thu bán hàng.
Tuy nhiên, theo một kế hoạch thí điểm được thực hiện tại một số công ty dịch vụ ở Thượng Hải, thuế kinh doanh sẽ được loại bỏ và thay vào đó là thuế giá trị gia tăng. Theo đó, các công ty dịch vụ sẽ chỉ phải trả thuế VAT 6-11%, thấp hơn mức tương ứng 13-17% đối với các nhà chế tạo.
Nhà phân tích chứng khoán công nghiệp Thượng Hải, Wang Han cho rằng: "Cải cách thuế sẽ mang lại lợi ích cho hầu hết các công ty thuộc lĩnh vực dịch vụ, đang phải đối mặt với tình trạng chi phí hoạt động tăng cao, ví dụ như các công ty vận tải."
Ông Wang cho biết việc điều chỉnh hệ thống thuế cũng là một phần trong kế hoạch nới lỏng chọn lọc các chính sách kinh tế của Trung Quốc, nhằm giúp các doanh nghiệp nhỏ, hiện đang phải hứng chịu một cuộc khủng hoảng tín dụng, trong bối cảnh Trung Quốc đang phải áp dụng hàng hoạt các biện pháp thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát.
Trong tổng số thu nhập từ các loại thuế năm 2010 lên tới 7.300 tỷ nhân dân tệ (1.150 tỷ USD) của Trung Quốc, thuế giá trị gia tăng và thuế kinh doanh là hai loại thuế lần lượt đem về doanh thu cao thứ nhất và thứ 4 cho ngân sách nước này, tương đương 29% và 15%. Nhưng hệ thống thuế này đã bị chỉ trích vì nhiều sản phẩm bị đánh cả thuế giá trị gia tăng và thuế kinh doanh./.
Minh Trang (TTXVN/Vietnam+)