Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) vừa thông báo sẽ điều chỉnh tích cực chính sách tiền tệ trong sáu tháng cuối năm nay - một tín hiệu mà nhiều chuyên gia phân tích cho rằng sẽ có thêm tiền mặt được bơm vào nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
PBOC khẳng định các chính sách tín dụng sẽ được cải tiến để vực dậy đà tăng trưởng của nền kinh tế. Ngân hàng này cũng nhắc lại tầm quan trọng của một chính sách tiền tệ "hướng lên phía trước," tập trung và hiệu quả hơn để hỗ trợ nhịp độ tăng trưởng kinh tế tương đối nhanh và ổn định.
Thông báo của PBOC được đưa ra trong bối cảnh các chuyên gia phân tích dự báo Bắc Kinh sẽ tiếp tục hạ lãi suất và tỷ lệ tiền dự trữ bắt buộc tại các ngân hàng, khi nhu cầu của thị trường nước ngoài đối với hàng hóa Trung Quốc đang co hẹp lại và lạm phát có chiều hướng dịu xuống.
Lượng đơn đặt hàng từ châu Âu và các đối tác thương mại khác giảm khiến hoạt động xuất khẩu của Trung Quốc sa sút, kết hợp với khu vực bất động sản nguội bớt đã làm nhịp độ tăng trưởng kinh tế của quốc gia này trong quý 2 năm nay chỉ tăng 7,6% - mức thấp nhất kể từ quý 1/2009.
Để đối phó với nhịp độ tăng trưởng giảm nhanh hơn dự kiến, PBOC đã hạ lãi suất cho vay và lãi suất huy động hai lần tính từ đầu năm tới nay. Đặc biệt từ tháng 12/2011 đến nay, PBOC đã ba lần hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng.
Trong tháng Bảy vừa qua, các trung tâm chế tạo chủ chốt của châu Á phải chịu tình cảnh lượng đơn đặt hàng xuất khẩu yếu và sản lượng công nghiệp sụt giảm, khi bão nợ tại Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) đã phủ mây đen tiêu cực lên toàn khu vực. Chỉ số quản lý sức mua (PMI) chính thức của Trung Quốc trong tháng Bảy vừa qua giảm từ mức 50,2 của tháng trước đó xuống 50,1 điểm - mức thấp nhất trong tám tháng qua.
Trong một thông tin có liên quan, theo điều tra của HSBC/Markit, hoạt động chế tạo tại Hàn Quốc trong bảy tháng qua hầu hết đều ở trong vùng âm, với PMI ở mức 47,2. Còn Ấn Độ - nền kinh tế lớn thứ ba châu Á - đang phải đối phó với một loạt vấn đề. Trong đó hạn hán có nguy cơ gây thiệt hại cho mùa màng và nhiều nhà máy phải ngừng hoạt động do thiếu điện trên diện rộng./.
PBOC khẳng định các chính sách tín dụng sẽ được cải tiến để vực dậy đà tăng trưởng của nền kinh tế. Ngân hàng này cũng nhắc lại tầm quan trọng của một chính sách tiền tệ "hướng lên phía trước," tập trung và hiệu quả hơn để hỗ trợ nhịp độ tăng trưởng kinh tế tương đối nhanh và ổn định.
Thông báo của PBOC được đưa ra trong bối cảnh các chuyên gia phân tích dự báo Bắc Kinh sẽ tiếp tục hạ lãi suất và tỷ lệ tiền dự trữ bắt buộc tại các ngân hàng, khi nhu cầu của thị trường nước ngoài đối với hàng hóa Trung Quốc đang co hẹp lại và lạm phát có chiều hướng dịu xuống.
Lượng đơn đặt hàng từ châu Âu và các đối tác thương mại khác giảm khiến hoạt động xuất khẩu của Trung Quốc sa sút, kết hợp với khu vực bất động sản nguội bớt đã làm nhịp độ tăng trưởng kinh tế của quốc gia này trong quý 2 năm nay chỉ tăng 7,6% - mức thấp nhất kể từ quý 1/2009.
Để đối phó với nhịp độ tăng trưởng giảm nhanh hơn dự kiến, PBOC đã hạ lãi suất cho vay và lãi suất huy động hai lần tính từ đầu năm tới nay. Đặc biệt từ tháng 12/2011 đến nay, PBOC đã ba lần hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các ngân hàng.
Trong tháng Bảy vừa qua, các trung tâm chế tạo chủ chốt của châu Á phải chịu tình cảnh lượng đơn đặt hàng xuất khẩu yếu và sản lượng công nghiệp sụt giảm, khi bão nợ tại Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) đã phủ mây đen tiêu cực lên toàn khu vực. Chỉ số quản lý sức mua (PMI) chính thức của Trung Quốc trong tháng Bảy vừa qua giảm từ mức 50,2 của tháng trước đó xuống 50,1 điểm - mức thấp nhất trong tám tháng qua.
Trong một thông tin có liên quan, theo điều tra của HSBC/Markit, hoạt động chế tạo tại Hàn Quốc trong bảy tháng qua hầu hết đều ở trong vùng âm, với PMI ở mức 47,2. Còn Ấn Độ - nền kinh tế lớn thứ ba châu Á - đang phải đối phó với một loạt vấn đề. Trong đó hạn hán có nguy cơ gây thiệt hại cho mùa màng và nhiều nhà máy phải ngừng hoạt động do thiếu điện trên diện rộng./.
Hương Giang (TTXVN)