Kết quả điều tra công bố ngày 27/1 của hãng tin Bloomberg cho thấy phần lớn những người được hỏi cho rằng Trung Quốc sẽ rơi vào khủng hoảng tài chính trong tương lai gần.
Trong tổng số 1.000 nhà đầu tư, doanh nhân và nhà phân tích toàn cầu được Bloomberg thăm dò ý kiến từ ngày 21-24/1, 85% dự báo Trung Quốc sẽ rơi vào khủng hoảng tài chính; trong đó 45% cho rằng điều này sẽ xảy ra trong vòng 5 năm tới, còn 40% dự báo thời điểm này là sau năm 2016. Chỉ có 7% tin rằng Trung Quốc sẽ tránh được những rối loạn về kinh tế.
Stanislav Panis, nhà chiến lược tiền tệ của tập đoàn TRIM Broker ở thủ đô Bratislava của Slovakia, nhấn mạnh Trung Quốc đang phải đối mặt với nguy cơ nổ bong bóng đầu cơ, vốn là hệ quả của chính sách tín dụng dễ dãi và thiếu hiệu quả.
Ông cũng so sánh hậu quả tiềm tàng của tình trạng hiện nay của Trung Quốc với hậu quả của cuộc khủng hoảng vay nợ thế chấp ở Mỹ, vốn là nguyên nhân đẩy nền kinh tế lớn nhất thế giới vào cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn diện mà cho đến nay Washington vẫn chưa vượt qua được.
Kết quả thăm dò của Bloomberg cho thấy lo ngại của các nhà đầu tư toàn cầu trái ngược hoàn toàn với những tuyên bố của Trung Quốc về triển vọng kinh tế của nước này. Trung Quốc mới đây còn tuyên bố đã vượt Nhật Bản trở thành nền kinh tế thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ, và Trung Quốc đã có cơ sở vững chắc để tăng trưởng nhanh và ổn định trong năm 2011.
Tại Diễn đàn kinh tế thế giới tại Davos, Li Daokui, cố vấn của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc, cũng nói rằng ông không nhận thấy bất cứ “sự hạ cánh khó khăn” nào và nền kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng 9,5% trong năm 2011.
Ngày 20/1, Cục Thống kê Trung Quốc cho biết kinh tế nước này đã tăng trưởng 10,3% trong năm 2010, đánh dấu tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong ba năm qua với GDP đạt 39.800 tỷ NDT (6.000 tỷ USD).
Bất cứ tình trạng khẩn cấp nào về tài chính của Trung Quốc cũng tác động mạnh đến nền kinh tế thế giới vì tổng giá trị xuất nhập khẩu của nước này năm 2010 đã đạt 3.000 tỷ USD, trong đó 13% là buôn bán với Mỹ.
Trong khi đó, tính đến tháng 11/2010, Trung Quốc sở hữu 896 tỷ USD trái phiếu kho bạc của Mỹ. Quan hệ buôn bán, đầu tư giữa Mỹ và Trung Quốc càng được nhấn mạnh bởi chuyến thăm Mỹ mới đây của Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào.
Tuy nhiên, theo kết quả thăm dò ý kiến của Bloomberg, 53% số người được hỏi cho rằng kinh tế Trung Quốc là nền kinh tế bong bóng. Những lo ngại của các nhà đầu tư toàn cầu tập trung vào nguy cơ đầu tư nóng ở Trung Quốc (tăng 24% trong năm 2010) sẽ tạo ra những căn hộ không người ở và những nhà máy không cần thiết cho nền kinh tế.
Jonathan Sadowsky, Giám đốc đầu tư của Tập đoàn Vaca Creek Asset Management ở San Francisco đặc biệt lo ngại về khả năng xảy ra những rối loạn nghiêm trọng trong hệ thống ngân hàng của Trung Quốc.
Trong quý 4/2010, Trung Quốc đã tăng lãi suất lên gấp hai lần để ngăn chặn lạm phát, một vấn đề chính trị nhạy cảm từ sau cuộc nổi dậy Thiên An Môn năm 1989, do giá cả tăng không thể kiểm soát (giá lương thực năm 2010 đã tăng 7,2%).
Haroon Shaikh, nhà quản lý đầu tư của tập đoàn GAM London Ltd. của Anh, cảnh báo lạm phát do tăng lương quá nhanh và giá bất động sản bị thổi phồng là lo ngại lớn nhất của các thị trường tài chính.
Giá bất động sản tăng cao hiện đã là nguy cơ lớn nhất của nền kinh tế Trung Quốc và có thể sẽ buộc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc phải tiến hành tăng lãi suất trong quý 2 và 3/2011.
Michael Pettis, giáo sư tài chính của Trường đại học Bắc Kinh, cũng cảnh báo thị trường chứng khoán Trung Quốc ngày càng trở nên dễ bị kích động.
Trong cuộc thăm dò mới này của Bloomberg, số nhà đầu tư toàn cầu coi Trung Quốc là nơi đầu tư nguy hiểm nhất trong năm 2011 đã tăng từ mức 11% trong cuộc thăm dò tháng 11/2010 lên 20% và 48% cho rằng nền kinh tế Trung Quốc có thể tăng chậm lại đáng kể trong hai năm tới.
Nếu tăng trưởng GDP của Trung Quốc giảm xuống 7%, nhiều người Trung Quốc cũng như thế giới có thể cảm thấy nước này đã rơi vào suy thoái.
Năng lực quản lý kinh tế của Chính phủ Trung Quốc sẽ được thử thách khi nền kinh tế tăng trưởng và trở nên phức tạp hơn. Trung Quốc nói rằng họ sẽ chuyển đổi nền kinh tế để không phụ thuộc vào xuất khẩu, vốn là nguồn gốc gây căng thẳng với Mỹ.
Tuy nhiên, Peter Hurst, nhà môi giới của tập đoàn Sterling International Brokers có trụ sở ở London, nói rằng không có nhiều trong số 1,3 tỷ dân Trung Quốc là người tiêu thụ hàng hóa Trung Quốc như số người tiêu dùng Mỹ hiện nay./.
Trong tổng số 1.000 nhà đầu tư, doanh nhân và nhà phân tích toàn cầu được Bloomberg thăm dò ý kiến từ ngày 21-24/1, 85% dự báo Trung Quốc sẽ rơi vào khủng hoảng tài chính; trong đó 45% cho rằng điều này sẽ xảy ra trong vòng 5 năm tới, còn 40% dự báo thời điểm này là sau năm 2016. Chỉ có 7% tin rằng Trung Quốc sẽ tránh được những rối loạn về kinh tế.
Stanislav Panis, nhà chiến lược tiền tệ của tập đoàn TRIM Broker ở thủ đô Bratislava của Slovakia, nhấn mạnh Trung Quốc đang phải đối mặt với nguy cơ nổ bong bóng đầu cơ, vốn là hệ quả của chính sách tín dụng dễ dãi và thiếu hiệu quả.
Ông cũng so sánh hậu quả tiềm tàng của tình trạng hiện nay của Trung Quốc với hậu quả của cuộc khủng hoảng vay nợ thế chấp ở Mỹ, vốn là nguyên nhân đẩy nền kinh tế lớn nhất thế giới vào cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn diện mà cho đến nay Washington vẫn chưa vượt qua được.
Kết quả thăm dò của Bloomberg cho thấy lo ngại của các nhà đầu tư toàn cầu trái ngược hoàn toàn với những tuyên bố của Trung Quốc về triển vọng kinh tế của nước này. Trung Quốc mới đây còn tuyên bố đã vượt Nhật Bản trở thành nền kinh tế thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ, và Trung Quốc đã có cơ sở vững chắc để tăng trưởng nhanh và ổn định trong năm 2011.
Tại Diễn đàn kinh tế thế giới tại Davos, Li Daokui, cố vấn của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc, cũng nói rằng ông không nhận thấy bất cứ “sự hạ cánh khó khăn” nào và nền kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng 9,5% trong năm 2011.
Ngày 20/1, Cục Thống kê Trung Quốc cho biết kinh tế nước này đã tăng trưởng 10,3% trong năm 2010, đánh dấu tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong ba năm qua với GDP đạt 39.800 tỷ NDT (6.000 tỷ USD).
Bất cứ tình trạng khẩn cấp nào về tài chính của Trung Quốc cũng tác động mạnh đến nền kinh tế thế giới vì tổng giá trị xuất nhập khẩu của nước này năm 2010 đã đạt 3.000 tỷ USD, trong đó 13% là buôn bán với Mỹ.
Trong khi đó, tính đến tháng 11/2010, Trung Quốc sở hữu 896 tỷ USD trái phiếu kho bạc của Mỹ. Quan hệ buôn bán, đầu tư giữa Mỹ và Trung Quốc càng được nhấn mạnh bởi chuyến thăm Mỹ mới đây của Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào.
Tuy nhiên, theo kết quả thăm dò ý kiến của Bloomberg, 53% số người được hỏi cho rằng kinh tế Trung Quốc là nền kinh tế bong bóng. Những lo ngại của các nhà đầu tư toàn cầu tập trung vào nguy cơ đầu tư nóng ở Trung Quốc (tăng 24% trong năm 2010) sẽ tạo ra những căn hộ không người ở và những nhà máy không cần thiết cho nền kinh tế.
Jonathan Sadowsky, Giám đốc đầu tư của Tập đoàn Vaca Creek Asset Management ở San Francisco đặc biệt lo ngại về khả năng xảy ra những rối loạn nghiêm trọng trong hệ thống ngân hàng của Trung Quốc.
Trong quý 4/2010, Trung Quốc đã tăng lãi suất lên gấp hai lần để ngăn chặn lạm phát, một vấn đề chính trị nhạy cảm từ sau cuộc nổi dậy Thiên An Môn năm 1989, do giá cả tăng không thể kiểm soát (giá lương thực năm 2010 đã tăng 7,2%).
Haroon Shaikh, nhà quản lý đầu tư của tập đoàn GAM London Ltd. của Anh, cảnh báo lạm phát do tăng lương quá nhanh và giá bất động sản bị thổi phồng là lo ngại lớn nhất của các thị trường tài chính.
Giá bất động sản tăng cao hiện đã là nguy cơ lớn nhất của nền kinh tế Trung Quốc và có thể sẽ buộc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc phải tiến hành tăng lãi suất trong quý 2 và 3/2011.
Michael Pettis, giáo sư tài chính của Trường đại học Bắc Kinh, cũng cảnh báo thị trường chứng khoán Trung Quốc ngày càng trở nên dễ bị kích động.
Trong cuộc thăm dò mới này của Bloomberg, số nhà đầu tư toàn cầu coi Trung Quốc là nơi đầu tư nguy hiểm nhất trong năm 2011 đã tăng từ mức 11% trong cuộc thăm dò tháng 11/2010 lên 20% và 48% cho rằng nền kinh tế Trung Quốc có thể tăng chậm lại đáng kể trong hai năm tới.
Nếu tăng trưởng GDP của Trung Quốc giảm xuống 7%, nhiều người Trung Quốc cũng như thế giới có thể cảm thấy nước này đã rơi vào suy thoái.
Năng lực quản lý kinh tế của Chính phủ Trung Quốc sẽ được thử thách khi nền kinh tế tăng trưởng và trở nên phức tạp hơn. Trung Quốc nói rằng họ sẽ chuyển đổi nền kinh tế để không phụ thuộc vào xuất khẩu, vốn là nguồn gốc gây căng thẳng với Mỹ.
Tuy nhiên, Peter Hurst, nhà môi giới của tập đoàn Sterling International Brokers có trụ sở ở London, nói rằng không có nhiều trong số 1,3 tỷ dân Trung Quốc là người tiêu thụ hàng hóa Trung Quốc như số người tiêu dùng Mỹ hiện nay./.
Anh Tuấn (TTXVN/Vietnam+)