Hôm nay, Trung Quốc đã thực hiện thành công chuyến bay thử đầu tiên sử dụng nhiên liệu sinh học tự sản xuất, chủ yếu bằng dầu cọ và dầu ăn tái chế.
Chiếc máy bay A320 của Hãng hàng không China Eastern Airlines đã hạ cánh an toàn xuống sân bay quốc tế Hongquao ở Thượng Hải, sau khi hoàn thành một hành trình bay 85 phút bằng nhiên liệu sinh học do Công ty lọc dầu Sinopec sản xuất.
Chuyến bay thử nghiệm thành công đã đưa Trung Quốc trở thành quốc gia thứ 4 sau Mỹ, Pháp và Phần Lan tự sản xuất được nhiên liệu sinh học cho máy bay.
Cơ trưởng Lưu Chí Mẫn và phi công Chu Hiểu Khánh cho biết nhiên liệu sinh học sản xuất đủ sử dụng trong chuyến bay thử và không khác gì so với nhiên liệu truyền thống.
Tổng Cục Hàng không dân dụng Trung Quốc đã ca ngợi thành công này là một bước tiến quan trọng đối với việc nghiên cứu và phát triển nhiên liệu máy bay của Trung Quốc.
Chỉ cần trải qua một số lần kiểm tra nữa, Sinopec sẽ được cấp giấy phép đầu tiên của Trung Quốc để thương mại hóa nhiên liệu sinh học. Sinopec tuyên bố sẽ đẩy nhanh ứng dụng thương mại nhiên liệu sinh học với sự hỗ trợ của các bên liên quan. Hiện nay, chi phí tinh chế nhiên liệu sinh học cho máy bay còn cao hơn giá nhiên liệu thông thường, nhưng nhiên liệu sinh học sẽ là xu hướng chủ đạo trong tương lai.
Với mức tiêu thụ khoảng 20 triệu tấn/năm, Trung Quốc đã trở thành nước tiêu thụ lớn nhiên liệu cho máy bay. Vì vậy, việc phát triển nhiên liệu sinh học sẽ giúp giảm nhẹ áp lực tài nguyên và hạn chế thải khí điôxít cácbon trong công nghiệp.
Theo dự báo của Hiệp hội Vận tải Hàng không quốc tế, đến năm 2020, nhiên liệu sinh học sẽ chiếm 30% nhu cầu nhiên liệu sử dụng trong ngành hàng không./.
Chiếc máy bay A320 của Hãng hàng không China Eastern Airlines đã hạ cánh an toàn xuống sân bay quốc tế Hongquao ở Thượng Hải, sau khi hoàn thành một hành trình bay 85 phút bằng nhiên liệu sinh học do Công ty lọc dầu Sinopec sản xuất.
Chuyến bay thử nghiệm thành công đã đưa Trung Quốc trở thành quốc gia thứ 4 sau Mỹ, Pháp và Phần Lan tự sản xuất được nhiên liệu sinh học cho máy bay.
Cơ trưởng Lưu Chí Mẫn và phi công Chu Hiểu Khánh cho biết nhiên liệu sinh học sản xuất đủ sử dụng trong chuyến bay thử và không khác gì so với nhiên liệu truyền thống.
Tổng Cục Hàng không dân dụng Trung Quốc đã ca ngợi thành công này là một bước tiến quan trọng đối với việc nghiên cứu và phát triển nhiên liệu máy bay của Trung Quốc.
Chỉ cần trải qua một số lần kiểm tra nữa, Sinopec sẽ được cấp giấy phép đầu tiên của Trung Quốc để thương mại hóa nhiên liệu sinh học. Sinopec tuyên bố sẽ đẩy nhanh ứng dụng thương mại nhiên liệu sinh học với sự hỗ trợ của các bên liên quan. Hiện nay, chi phí tinh chế nhiên liệu sinh học cho máy bay còn cao hơn giá nhiên liệu thông thường, nhưng nhiên liệu sinh học sẽ là xu hướng chủ đạo trong tương lai.
Với mức tiêu thụ khoảng 20 triệu tấn/năm, Trung Quốc đã trở thành nước tiêu thụ lớn nhiên liệu cho máy bay. Vì vậy, việc phát triển nhiên liệu sinh học sẽ giúp giảm nhẹ áp lực tài nguyên và hạn chế thải khí điôxít cácbon trong công nghiệp.
Theo dự báo của Hiệp hội Vận tải Hàng không quốc tế, đến năm 2020, nhiên liệu sinh học sẽ chiếm 30% nhu cầu nhiên liệu sử dụng trong ngành hàng không./.
(TTXVN)