Một đạo luật mới ở Trung Quốc yêu cầu các thành viên gia đình phải viếng thăm cha mẹ già đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7.
Tờ Thời báo Hoàn cầu nói rằng quy định mới buộc con cái phải viếng thăm cha mẹ trong bối cảnh ngày càng nhiều người quan ngại về các gia đình "trống trải."
Sự phát triển nhanh của Trung Quốc đã thách thức các giá trị gia đình truyền thống và ngày càng có nhiều bài báo nói về việc những người già bị con cái ngược đãi, gây sốc cho dư luận.
Năm ngoái một nông dân ở tỉnh Giang Tô đã bị chỉ trích sau khi một tờ báo địa phương cho biết ông ta đã cho mẹ già 100 tuổi sống trong chuồng lợn.
Theo số liệu thống kê gần đây nhất từ Cục thống kê quốc gia, hơn 14% dân số Trung Quốc, tức khoảng 194 triệu người, hiện đã ngoài 60 tuổi.
Lượng người già ngày càng đông trong xã hội là kết quả của chính sách một con, vốn được triển khai vào cuối những năm 1970 để kiểm soát dân số.
Nhiều người già đã phải sống một mình, kết quả của việc con cái họ phải đi tới các vùng khác nhau ở Trung Quốc để kiếm việc.
Nhưng trong khi cộng đồng mạng Internet quan ngại về cuộc sống của những người già, vốn rất được tôn trọng trong từng gia đình Trung Quốc, nhiều người vẫn lên mạng để chỉ trích các quy định mới.
"Một đất nước đã phải đưa việc tôn trọng cha mẹ vào luật?" - một trong 8 triệu người bình luận về bài báo trên mạng xã hội Sina Weibo viết - "Đây đơn giản là một sự xúc phạm với đất nước."
Một người khác nói: "Chính quyền dùng luật pháp để bảo vệ người già, nhưng thực tế đây giống như việc đổ toàn bộ lỗi cho con cái của họ. Chính quyền lẽ ra cũng phải nghĩ về việc họ sẽ xử lý vấn đề này ra sao khi triển khai chính sách một con."
Tờ Thượng Hải Nhật báo nói rằng luật mới cho phép cha mẹ quyền đòi con cái chăm sóc y tế cho mình, hoặc sẽ kiện con ra tòa. Tuy nhiên các chuyên gia hiện chưa rõ luật mới sẽ được thực thi ra sao, cũng như việc con cái phải viếng thăm cha mẹ tối thiểu bao nhiêu lần.
"Cần phải thêm vào các tiêu chuẩn và biện pháp cụ thể hơn" - Xia Xueluan, một giáo sư tại Viện Xã hội và Nhân chủng học ở Đại học Bắc Kinh nói với Thời báo Hoàn cầu - "Quy định hiện nay chỉ giống như một sự nhắc nhở thanh niên phải quan tâm hơn các giá trị truyền thống của đạo làm con, thay vì đóng vai trò một đạo luật có tính bắt buộc phải tuân theo"./.
Tờ Thời báo Hoàn cầu nói rằng quy định mới buộc con cái phải viếng thăm cha mẹ trong bối cảnh ngày càng nhiều người quan ngại về các gia đình "trống trải."
Sự phát triển nhanh của Trung Quốc đã thách thức các giá trị gia đình truyền thống và ngày càng có nhiều bài báo nói về việc những người già bị con cái ngược đãi, gây sốc cho dư luận.
Năm ngoái một nông dân ở tỉnh Giang Tô đã bị chỉ trích sau khi một tờ báo địa phương cho biết ông ta đã cho mẹ già 100 tuổi sống trong chuồng lợn.
Theo số liệu thống kê gần đây nhất từ Cục thống kê quốc gia, hơn 14% dân số Trung Quốc, tức khoảng 194 triệu người, hiện đã ngoài 60 tuổi.
Lượng người già ngày càng đông trong xã hội là kết quả của chính sách một con, vốn được triển khai vào cuối những năm 1970 để kiểm soát dân số.
Nhiều người già đã phải sống một mình, kết quả của việc con cái họ phải đi tới các vùng khác nhau ở Trung Quốc để kiếm việc.
Nhưng trong khi cộng đồng mạng Internet quan ngại về cuộc sống của những người già, vốn rất được tôn trọng trong từng gia đình Trung Quốc, nhiều người vẫn lên mạng để chỉ trích các quy định mới.
"Một đất nước đã phải đưa việc tôn trọng cha mẹ vào luật?" - một trong 8 triệu người bình luận về bài báo trên mạng xã hội Sina Weibo viết - "Đây đơn giản là một sự xúc phạm với đất nước."
Một người khác nói: "Chính quyền dùng luật pháp để bảo vệ người già, nhưng thực tế đây giống như việc đổ toàn bộ lỗi cho con cái của họ. Chính quyền lẽ ra cũng phải nghĩ về việc họ sẽ xử lý vấn đề này ra sao khi triển khai chính sách một con."
Tờ Thượng Hải Nhật báo nói rằng luật mới cho phép cha mẹ quyền đòi con cái chăm sóc y tế cho mình, hoặc sẽ kiện con ra tòa. Tuy nhiên các chuyên gia hiện chưa rõ luật mới sẽ được thực thi ra sao, cũng như việc con cái phải viếng thăm cha mẹ tối thiểu bao nhiêu lần.
"Cần phải thêm vào các tiêu chuẩn và biện pháp cụ thể hơn" - Xia Xueluan, một giáo sư tại Viện Xã hội và Nhân chủng học ở Đại học Bắc Kinh nói với Thời báo Hoàn cầu - "Quy định hiện nay chỉ giống như một sự nhắc nhở thanh niên phải quan tâm hơn các giá trị truyền thống của đạo làm con, thay vì đóng vai trò một đạo luật có tính bắt buộc phải tuân theo"./.
Linh Vũ (Vietnam+)