Trung Quốc phát hiện khu định cư 3.200 năm tuổi tại tỉnh Thiểm Tây

Khu vực Ân Khư có niên đại 3.300 năm, nằm ở đồng bằng miền Trung Trung Quốc, được xác nhận là kinh đô cuối triều đại nhà Thương (năm 1600-1046 trước Công nguyên).
Trung Quốc phát hiện khu định cư 3.200 năm tuổi tại tỉnh Thiểm Tây ảnh 1Ảnh minh họa (Nguồn: TTXVN)

Học viện khảo cổ Thiểm Tây vừa thông báo đã khai quật được một khu định cư có niên đại 3.200 năm ở huyện Thanh Giản, tỉnh Thiểm Tây, Tây Bắc Trung Quốc. 

Nhà nghiên cứu Sun Zhanwei tại Học viện Khảo cổ Thiểm Tây cho biết các nhà khảo cổ đã phát hiện các tòa nhà lớn bằng đất nện, các ngôi mộ, các hố tro và các khuôn đúc gốm tại khu vực Zhaigou, trải rộng trên 3 triệu m2 ở Cao nguyên Hoàng Thổ.

Một lượng lớn ngựa và xe ngựa bằng đồng, đồ ngọc thạch, đồ vật bằng xương, đồ sơn mài và làm từ mai rùa được tìm thấy trong các ngôi mộ của giới quý tộc, giống với những cổ vật được khai quật trước đây từ các ngôi mộ của tầng lớp xã hội tương tự ở Ân Khư.

[Các nhà khảo cổ Trung Quốc phát hiện bia đá cổ từ thời nhà Thanh]

Khu vực Ân Khư có niên đại 3.300 năm, nằm ở đồng bằng miền Trung Trung Quốc, được xác nhận là kinh đô cuối triều đại nhà Thương (năm 1600-1046 trước Công nguyên). Vào thời kỳ đó, khu Zhaigou nằm ở phía Bắc Thiểm Tây, dưới sự cai trị của một chính quyền địa phương.

Nhà nghiên cứu Sun Zhanwei cho hay các phát hiện mới phản ánh sự giao lưu văn hóa và kinh tế chặt chẽ giữa lãnh thổ triều Thương và khu vực phía Bắc Thiểm Tây, cũng như ảnh hưởng mạnh mẽ của nền văn minh nhà Thương đối với các khu vực xung quanh.

Điều này cũng thể hiện một nền văn minh đồ đồng phát triển cao ở Bắc Thiểm Tây vào cuối triều Thương, qua đó đánh dấu một bước đột phá trong nghiên cứu khảo cổ học về triều Thương./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục