Trung Quốc phát hiện chũm chọe đồng niên đại 3.000 năm từ đời Thương

Chũm chọe có đường kính 52cm và nặng 33kg, được các công nhân tại một công trường xây dựng ở thành phố Mịch La phát hiện vào ngày 8/10 vừa qua.
Một chiếc chũm chọe bằng đồng cổ. (Nguồn: eng.jb.mil.cn)

Các nhà khảo cổ học Trung Quốc đã khai quật được một chiếc chũm chọe lớn bằng đồng có niên đại từ cuối đời nhà Thương (khoảng 1600 trước Công nguyên-1046 trước Công nguyên) tại tỉnh Hồ Nam, miền Trung nước này.

Chũm chọe có đường kính 52cm và nặng 33kg, được các công nhân tại một công trường xây dựng ở thành phố Mịch La phát hiện vào ngày 8/10 vừa qua.

Bề mặt của chũm chọe đã bị ăn mòn một phần nhưng không ảnh hưởng đến hình dạng. 

Chũm chọe là một nhạc cụ bộ gõ phổ biến trên thế giới, được sử dụng nhiều trong các dàn nhạc giao hưởng, cụm bộ gõ, các ban nhạc jazz và các nhóm diễu hành.

[Phát hiện khu mộ cổ 2.000 năm tuổi hiếm thấy tại Trung Quốc]

Theo một quan chức tại Ủy ban Quản lý di tích văn hóa quốc gia Trung Quốc đồng thời là chuyên gia nghiên cứu tại Bảo tàng Hồ Nam, chiếc chũm chọe được tìm thấy trong tình trạng khá tốt.

Chũm chọe được chạm khắc hình thù động vật rõ nét trên thân, và các họa tiết mây và sét trang trí trên và xung quanh tay cầm. Các chuyên gia cho rằng chiếc chũm chọe bằng đồng này đã được sử dụng trong các nghi lễ thờ cúng các vị thần vào cuối đời nhà Thương.

Phát hiện này được cho là có ý nghĩa quan trọng với việc nghiên cứu hoạt động của con người ở lưu vực sông Mịch La trong thời nhà Thương và nhà Chu sau đó (1046 trước Công nguyên-256 trước Công nguyên)./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục