Ngày 26/1, Trung Quốc đã lên tiếng phản đối các biện pháp trừng phạt đơn phương của Liên minh châu Âu (EU) đối với Iran, cho rằng các biện pháp này không mang tính xây dựng.
Trong một tuyên bố được Tân Hoa xã đăng tải, Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định việc gây sức ép và áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Iran không phải là cách tiếp cận mang tính xây dựng.
Bắc Kinh luôn giữ quan điểm giải quyết các vấn đề tranh cãi quốc tế thông qua đối thoại. Trung Quốc hy vọng các bên liên quan sẽ thực hiện các bước đi có lợi cho hòa bình và ổn định của khu vực.
Trước đó, Nga cũng khẳng định các biện pháp trừng phạt của EU đối với Iran sẽ phản tác dụng. Mátxcơva sẽ kiềm chế các bên đưa ra những động thái cứng rắn cũng như nỗ lực tìm cách nối lại các cuộc đàm phán trong thời gian sớm nhất.
Trong khi đó, giới chuyên gia Iran nhận định các biện pháp trừng phạt của EU chắc chắn sẽ có một vài tác động nhỏ tới nền kinh tế Iran, song không thể làm tê liệt hoàn toàn nền kinh tế này do lượng dầu nhập khẩu của các nước thành viên EU chỉ chiếm từ 15 đến 20% tổng lượng dầu xuất khẩu của Iran.
Theo các chuyên gia, vào thời điểm hiện nay, Iran có thể tìm kiếm các khách hàng mới thay thế cho các khách hàng từ châu Âu.
Tuy nhiên, tình thế sẽ thay đổi nếu trong tương lai, các đối tác nhập khẩu dầu của Iran không thuộc châu Âu cũng “theo chân” Mỹ và EU thực hiện các biện pháp trừng phạt nước này.
Dự kiến, trong tuần tới, Quốc hội Iran sẽ thảo luận một dự luật cấm xuất khẩu dầu mỏ sang châu Âu sau khi EU đơn phương áp đặt các biện pháp trừng phạt nước này.
Người phát ngôn của Quốc hội Iran Emad Hossein cho biết ủy ban năng lượng của quốc hội đang trong quá trình hoàn tất dự luật trên.
Nếu được thông qua, chính phủ Iran sẽ ngừng bán dầu sang châu Âu trước khi các biện pháp trừng phạt của EU có hiệu lực.
Ngày 23/1, EU đã quyết định áp đặt lệnh cấm vận đối với dầu mỏ của Iran, bao gồm cấm nhập khẩu dầu thô, các sản phẩm hóa dầu và vàng của Iran./.
Trong một tuyên bố được Tân Hoa xã đăng tải, Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định việc gây sức ép và áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Iran không phải là cách tiếp cận mang tính xây dựng.
Bắc Kinh luôn giữ quan điểm giải quyết các vấn đề tranh cãi quốc tế thông qua đối thoại. Trung Quốc hy vọng các bên liên quan sẽ thực hiện các bước đi có lợi cho hòa bình và ổn định của khu vực.
Trước đó, Nga cũng khẳng định các biện pháp trừng phạt của EU đối với Iran sẽ phản tác dụng. Mátxcơva sẽ kiềm chế các bên đưa ra những động thái cứng rắn cũng như nỗ lực tìm cách nối lại các cuộc đàm phán trong thời gian sớm nhất.
Trong khi đó, giới chuyên gia Iran nhận định các biện pháp trừng phạt của EU chắc chắn sẽ có một vài tác động nhỏ tới nền kinh tế Iran, song không thể làm tê liệt hoàn toàn nền kinh tế này do lượng dầu nhập khẩu của các nước thành viên EU chỉ chiếm từ 15 đến 20% tổng lượng dầu xuất khẩu của Iran.
Theo các chuyên gia, vào thời điểm hiện nay, Iran có thể tìm kiếm các khách hàng mới thay thế cho các khách hàng từ châu Âu.
Tuy nhiên, tình thế sẽ thay đổi nếu trong tương lai, các đối tác nhập khẩu dầu của Iran không thuộc châu Âu cũng “theo chân” Mỹ và EU thực hiện các biện pháp trừng phạt nước này.
Dự kiến, trong tuần tới, Quốc hội Iran sẽ thảo luận một dự luật cấm xuất khẩu dầu mỏ sang châu Âu sau khi EU đơn phương áp đặt các biện pháp trừng phạt nước này.
Người phát ngôn của Quốc hội Iran Emad Hossein cho biết ủy ban năng lượng của quốc hội đang trong quá trình hoàn tất dự luật trên.
Nếu được thông qua, chính phủ Iran sẽ ngừng bán dầu sang châu Âu trước khi các biện pháp trừng phạt của EU có hiệu lực.
Ngày 23/1, EU đã quyết định áp đặt lệnh cấm vận đối với dầu mỏ của Iran, bao gồm cấm nhập khẩu dầu thô, các sản phẩm hóa dầu và vàng của Iran./.
(TTXVN/Vietnam+)