Cơ quan bảo vệ pháp luật các nước Trung Quốc, Ấn Độ và Nga sở hữu số lượng đơn vị súng ống nhiều nhất thế giới, trong đó chủ yếu là các loại súng như súng ngắn, súng hơi, súng săn và súng máy.
Đây là kết luận được đưa ra trong báo cáo do các chuyên gia dự án nghiên cứu độc lập "Small Arms Survey" của Học viện Quan hệ Quốc tế và Phát triển Geneva công bố ngày 27/12 .
Theo bản báo cáo nói trên, với 1,95 triệu "nòng súng" Trung Quốc đứng đầu danh sách 10 quốc gia trang bị "hàng nóng" nhiều nhất cho các cơ quan bảo vệ pháp luật. Vị trí thứ hai và thứ ba lần lượt thuộc Ấn Độ (1,9 triệu chiếc) và Nga (1,55 triệu chiếc).
Các vị trị tiếp theo là Mỹ (1.100.000 chiếc), Ai Cập (900.000 chiếc), Brazil (803.000 chiếc), Iraq (690.000 chiếc), Thổ Nhĩ Kỳ (530.000 chiếc), Pakistan và Ukraine (460.000 chiếc).
Tuy nhiên, nếu xét theo chỉ số trang bị súng ống cho nhân viên các cơ quan bảo vệ pháp luật thì Serbia lại là nước nắm giữ kỷ lục với 25 triệu đơn vị súng ống. Trung bình mỗi cảnh sát Serbia đều được trang bị 2 khẩu súng ngắn.
Trong khi đó, tỷ lệ này ở Trung Quốc chỉ ở mức 0,7 đơn vị súng ống/nhân viên, ít hơn hơn hai lần so với Mỹ. Các nhân viên phục vụ trong các cơ quan bảo vệ pháp luật của Nga cũng được trang bị 1,3 đơn vị súng ống/ người.
Tổng cộng, các cơ quan bảo vệ pháp của tất cả các nước trên thế giới sở hữu 25 triệu đơn vị súng ống.
Trong khi đó, lực lượng quân đội có tới 200 triệu đơn vị và số lượng súng ống thuộc sở hữ cá nhân lên tới 650 triệu đơn vị, trong đó có từ 2 đến 10 triệu đơn vị thuộc về các tổ chức tội phạm, 1,7 đến 3,7 triệu đơn vị thuộc về công ty bảo vệ tư nhân, khoảng từ 1,7 đến 3,7 triệu đơn vị đang được các nhóm vũ trang bất hợp pháp sử dụng./.
Đây là kết luận được đưa ra trong báo cáo do các chuyên gia dự án nghiên cứu độc lập "Small Arms Survey" của Học viện Quan hệ Quốc tế và Phát triển Geneva công bố ngày 27/12 .
Theo bản báo cáo nói trên, với 1,95 triệu "nòng súng" Trung Quốc đứng đầu danh sách 10 quốc gia trang bị "hàng nóng" nhiều nhất cho các cơ quan bảo vệ pháp luật. Vị trí thứ hai và thứ ba lần lượt thuộc Ấn Độ (1,9 triệu chiếc) và Nga (1,55 triệu chiếc).
Các vị trị tiếp theo là Mỹ (1.100.000 chiếc), Ai Cập (900.000 chiếc), Brazil (803.000 chiếc), Iraq (690.000 chiếc), Thổ Nhĩ Kỳ (530.000 chiếc), Pakistan và Ukraine (460.000 chiếc).
Tuy nhiên, nếu xét theo chỉ số trang bị súng ống cho nhân viên các cơ quan bảo vệ pháp luật thì Serbia lại là nước nắm giữ kỷ lục với 25 triệu đơn vị súng ống. Trung bình mỗi cảnh sát Serbia đều được trang bị 2 khẩu súng ngắn.
Trong khi đó, tỷ lệ này ở Trung Quốc chỉ ở mức 0,7 đơn vị súng ống/nhân viên, ít hơn hơn hai lần so với Mỹ. Các nhân viên phục vụ trong các cơ quan bảo vệ pháp luật của Nga cũng được trang bị 1,3 đơn vị súng ống/ người.
Tổng cộng, các cơ quan bảo vệ pháp của tất cả các nước trên thế giới sở hữu 25 triệu đơn vị súng ống.
Trong khi đó, lực lượng quân đội có tới 200 triệu đơn vị và số lượng súng ống thuộc sở hữ cá nhân lên tới 650 triệu đơn vị, trong đó có từ 2 đến 10 triệu đơn vị thuộc về các tổ chức tội phạm, 1,7 đến 3,7 triệu đơn vị thuộc về công ty bảo vệ tư nhân, khoảng từ 1,7 đến 3,7 triệu đơn vị đang được các nhóm vũ trang bất hợp pháp sử dụng./.
An Nhân (Vietnam+)