Theo Bộ Tài chính Trung Quốc, trong 5 năm qua, chính phủ nước này đã đầu tư 21,2 tỷ Nhân dân tệ để phát triển việc sử dụng khí sinh học tại các khu vực nông thôn.
Tính đến cuối năm 2010, 40 triệu hộ gia đình, chiếm 1/3 dân số ở khu vực nông thôn tại Trung Quốc đã được tiếp cận với khí sinh học.
Tại những vùng nghèo nhất của Trung Quốc, khí sinh học (biogas) và năng lượng Mặt Trời được coi là những nguồn năng lượng thân thiện với môi trường và hiệu quả hơn so với các năng lượng khác.
Bộ Nông nghiệp Trung Quốc cho biết một hầm biogas có dung tích 8m3 có thể cung cấp 80% nhu cầu tiêu thụ khí đốt của một gia đình từ 3-5 người.
Hiện nay, mỗi năm "người khổng lồ châu Á" này sản xuất ít nhất 16 tỷ m3 khí sinh học, đáp ứng 13% nhu cầu tiêu thụ khí đốt tự nhiên của cả nước.
Chuyên gia Michael R. Davidson, thuộc Hội đồng Bảo vệ các nguồn Tài nguyên Tự nhiên, có trụ sở tại Mỹ, đánh giá rằng việc sử dụng rộng rãi khí sinh học trong 10 năm qua tại Trung Quốc là một ví dụ thành công cho thấy chính quyền trung ương đã có tác động tích cực đáng kể đến các vấn đề xã hội, môi trường và kinh tế ở cấp địa phương.
Tuy nhiên, theo ông Davidson, chi phí cao để duy trì hoạt động cho các hầm biogas đang là gánh nặng cho những người sử dụng.
Bên cạnh đó, chính quyền trung ương không cung cấp đủ các khoản trợ cấp để các địa phương triển khai những chương trình khuyến khích sử dụng khí sinh học. Do đó, những chương trình này thường có chất lượng giới hạn, tính hiệu quả không cao và các số liệu báo cáo thiếu chính xác.
Với mục tiêu phát triển mô hình kinh tế xanh, một phần quan trọng trong Kế hoạch 5 năm lần thứ 12 của Trung Quốc (2011-2015), Bắc Kinh cam kết sẽ tăng thị phần đóng góp của năng lượng phi hóa thạch vào tổng lượng năng lượng tiêu thụ từ 9,6% hiện nay lên 15% vào năm 2020.
Các loại năng lượng phi hóa thạch bao gồm năng lượng gió, Mặt Trời, sinh khối, thủy điện và năng lượng hạt nhân./.
Tính đến cuối năm 2010, 40 triệu hộ gia đình, chiếm 1/3 dân số ở khu vực nông thôn tại Trung Quốc đã được tiếp cận với khí sinh học.
Tại những vùng nghèo nhất của Trung Quốc, khí sinh học (biogas) và năng lượng Mặt Trời được coi là những nguồn năng lượng thân thiện với môi trường và hiệu quả hơn so với các năng lượng khác.
Bộ Nông nghiệp Trung Quốc cho biết một hầm biogas có dung tích 8m3 có thể cung cấp 80% nhu cầu tiêu thụ khí đốt của một gia đình từ 3-5 người.
Hiện nay, mỗi năm "người khổng lồ châu Á" này sản xuất ít nhất 16 tỷ m3 khí sinh học, đáp ứng 13% nhu cầu tiêu thụ khí đốt tự nhiên của cả nước.
Chuyên gia Michael R. Davidson, thuộc Hội đồng Bảo vệ các nguồn Tài nguyên Tự nhiên, có trụ sở tại Mỹ, đánh giá rằng việc sử dụng rộng rãi khí sinh học trong 10 năm qua tại Trung Quốc là một ví dụ thành công cho thấy chính quyền trung ương đã có tác động tích cực đáng kể đến các vấn đề xã hội, môi trường và kinh tế ở cấp địa phương.
Tuy nhiên, theo ông Davidson, chi phí cao để duy trì hoạt động cho các hầm biogas đang là gánh nặng cho những người sử dụng.
Bên cạnh đó, chính quyền trung ương không cung cấp đủ các khoản trợ cấp để các địa phương triển khai những chương trình khuyến khích sử dụng khí sinh học. Do đó, những chương trình này thường có chất lượng giới hạn, tính hiệu quả không cao và các số liệu báo cáo thiếu chính xác.
Với mục tiêu phát triển mô hình kinh tế xanh, một phần quan trọng trong Kế hoạch 5 năm lần thứ 12 của Trung Quốc (2011-2015), Bắc Kinh cam kết sẽ tăng thị phần đóng góp của năng lượng phi hóa thạch vào tổng lượng năng lượng tiêu thụ từ 9,6% hiện nay lên 15% vào năm 2020.
Các loại năng lượng phi hóa thạch bao gồm năng lượng gió, Mặt Trời, sinh khối, thủy điện và năng lượng hạt nhân./.
Trà My (TTXVN/Vietnam+)