Ngày 19/11, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) đã yêu cầu các ngân hàng của nước này tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc thêm 50 điểm cơ bản (tức 0,5%), bắt đầu từ ngày 29/11 tới.
Đây là lần thứ hai từ đầu tháng 11 đến nay và là lần thứ năm kể từ đầu năm, Trung Quốc nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc trong các ngân hàng.
Theo PBoC, biện pháp trên nhằm tăng cường quản lý khả năng thanh toán bằng tiền mặt và kiểm soát tiền, tín dụng ở mức vừa phải. Việc nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc ước tính sẽ "đóng băng" số tiền mặt thanh toán trị giá khoảng 300 tỷ NDT (tương đương 44,8 tỷ USD).
Khi quyết định của PBoC có hiệu lực, tỷ lệ dữ trữ bắt buộc đối với bốn ngân hàng quốc doanh hàng đầu Trung Quốc gồm Ngân hàng Công Thương Trung Quốc, Ngân hàng Trung Quốc, Ngân hàng Xây dựng và Ngân hàng Nông nghiệp, sẽ ở mức 18,5%.
Cùng ngày, Trung tâm Thông tin Nhà nước Trung Quốc (SIC) dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế quý IV của Trung Quốc nhiều khả năng đạt 8,7%, thấp hơn so với tỷ lệ tăng trưởng 9,6% trong quý III vừa qua. Tuy nhiên, SIC cho rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế cả năm của Trung Quốc có thể đạt khoảng 10%.
Các chuyên gia kinh tế cho rằng một lượng lớn tiền chi cho kích thích kinh tế, vay mượn từ ngân hàng cùng dòng tiền nóng đầu cơ đổ vào nền kinh tế này là nhân tố chính dẫn tới việc chỉ số giá tiêu dùng (CPI) - thước đo lạm phát, trong tháng 10 vừa qua tại Trung Quốc tăng tới 4,4%, mức cao nhất trong vòng 25 tháng qua.
Cùng lúc, giá lương thực-thực phẩm trong nước tăng 10,1% so với cùng kỳ năm ngoái, gây quan ngại cho các nhà điều hành kinh tế nước này.
Bắc Kinh đang nỗ lực đưa ra các biện pháp nhằm điều chỉnh điều kiện tài chính trở về mức bình thường, đồng thời kiềm chế áp lực lạm phát và giá nhà đất gia tăng sau khi nền kinh tế nước này phục hồi từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vừa qua.
Việc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng sẽ cắt giảm lượng tiền cho vay mới, từ đó giảm sức ép lạm phát./.
Đây là lần thứ hai từ đầu tháng 11 đến nay và là lần thứ năm kể từ đầu năm, Trung Quốc nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc trong các ngân hàng.
Theo PBoC, biện pháp trên nhằm tăng cường quản lý khả năng thanh toán bằng tiền mặt và kiểm soát tiền, tín dụng ở mức vừa phải. Việc nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc ước tính sẽ "đóng băng" số tiền mặt thanh toán trị giá khoảng 300 tỷ NDT (tương đương 44,8 tỷ USD).
Khi quyết định của PBoC có hiệu lực, tỷ lệ dữ trữ bắt buộc đối với bốn ngân hàng quốc doanh hàng đầu Trung Quốc gồm Ngân hàng Công Thương Trung Quốc, Ngân hàng Trung Quốc, Ngân hàng Xây dựng và Ngân hàng Nông nghiệp, sẽ ở mức 18,5%.
Cùng ngày, Trung tâm Thông tin Nhà nước Trung Quốc (SIC) dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế quý IV của Trung Quốc nhiều khả năng đạt 8,7%, thấp hơn so với tỷ lệ tăng trưởng 9,6% trong quý III vừa qua. Tuy nhiên, SIC cho rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế cả năm của Trung Quốc có thể đạt khoảng 10%.
Các chuyên gia kinh tế cho rằng một lượng lớn tiền chi cho kích thích kinh tế, vay mượn từ ngân hàng cùng dòng tiền nóng đầu cơ đổ vào nền kinh tế này là nhân tố chính dẫn tới việc chỉ số giá tiêu dùng (CPI) - thước đo lạm phát, trong tháng 10 vừa qua tại Trung Quốc tăng tới 4,4%, mức cao nhất trong vòng 25 tháng qua.
Cùng lúc, giá lương thực-thực phẩm trong nước tăng 10,1% so với cùng kỳ năm ngoái, gây quan ngại cho các nhà điều hành kinh tế nước này.
Bắc Kinh đang nỗ lực đưa ra các biện pháp nhằm điều chỉnh điều kiện tài chính trở về mức bình thường, đồng thời kiềm chế áp lực lạm phát và giá nhà đất gia tăng sau khi nền kinh tế nước này phục hồi từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vừa qua.
Việc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng sẽ cắt giảm lượng tiền cho vay mới, từ đó giảm sức ép lạm phát./.
(TTXVN/Vietnam+)