Trung Quốc huy động hơn 20.000 học giả để tạo "Wikipedia Trung Quốc"

Trung Quốc đang phát triển một phiên bản trực tuyến bách khoa toàn thư của riêng nước này như là một sự thay thế cho từ điển trực tuyến Wikipedia phổ biến trên thế giới.
Trung Quốc huy động hơn 20.000 học giả để tạo "Wikipedia Trung Quốc" ảnh 1

Trung Quốc đang phát triển một phiên bản trực tuyến bách khoa toàn thư của riêng nước này như là một sự thay thế cho từ điển trực tuyến Wikipedia phổ biến trên thế giới.

Theo trang South China Morning Post (Bưu điện Hoa Nam buổi sáng), ấn bản thứ ba sắp tới của Bách khoa toàn thư Trung Quốc (Chinese Encyclopedia) sẽ bao gồm 300.000 mục, với khoảng 1.000 từ cho mỗi mục nhập. Khi hoàn thành vào năm tới, nó sẽ có cùng kích thước dung lượng với phiên bản tiếng Trung của Wikipedia.

"Bách khoa toàn thư Trung Quốc không phải là một cuốn sách, nhưng là một Vạn lý Trường thành về văn hóa," Yang Muzhi, tổng biên tập của dự án kiêm chủ tịch Hiệp hội Phân phối Sách và Tạp chí Trung Quốc, phát biểu trong một sự kiện hồi tháng trước.

Wikipedia có ở Trung Quốc, nơi nhiều trang web và các phương tiện truyền thông bị kiểm duyệt rất nhiều. Tuy nhiên, các bài viết về các chủ đề nhạy cảm chính trị đã bị chặn.

Theo tờ South China Morning Post, phát biểu tại Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc vào tháng Tư vừa qua, ông Yang nói rằng Bách khoa toàn thư Trung Quốc mới nhằm mục đích "hướng dẫn và dẫn dắt công chúng và xã hội."

[Trung Quốc chế tạo được máy tính lượng tử đầu tiên trên thế giới]

Hơn 20.000 học giả từ các trường đại học và các viện nghiên cứu khắp Trung Quốc đã được huy động cho việc biên soạn bách khoa toàn thư, mà các quan chức mô tả nó như là một cuốn sách kỹ thuật số về "tất cả mọi thứ."

Trong một bài báo vào năm ngoái, ông Yang đã viết rằng "mục tiêu của chúng tôi là không bắt kịp, mà là vượt qua" Wikipedia với cuốn Bách khoa toàn thư Trung Quốc mới.

Không chỉ Trung Quốc mà một số quốc gia khác đã tìm cách kiểm duyệt Wikipedia hoặc phát triển các phiên bản được chính phủ các nước phê duyệt.

Tuần trước, nhà chức trách ở Thổ Nhĩ Kỳ đã chặn truy cập vào trang web Wikipedia vì không đáp ứng yêu cầu của chính phủ nước này xóa các nội dung bị cáo buộc là "ủng hộ khủng bố."

Năm 2014, Nga đã công bố kế hoạch xây dựng một phiên bản thay thế Wikipedia, để cung cấp những gì nhà chức trách mô tả là "chi tiết và đáng tin cậy" thông tin về đất nước này./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục