Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) cuối tuần qua thông báo sẽ hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng trong nước đi 0,5 điểm phần trăm, xuống 20,5%, từ ngày 24/2, nhằm nới lỏng hạn chế đối với hoạt động cho vay.
Động thái này cho thấy Chính phủ Trung Quốc đang tiếp tục nới lỏng các quy định cho vay mà nước này trước đó đã áp dụng để kiểm soát lạm phát và cơn sốt giá bất động sản. Lần hạ dự trữ bắt buộc gần đây nhất của PBoC là vào ngày 30/11/2011.
Trả lời phỏng vấn Dow Jones Newswires, nhà kinh tế Ma Xiaoping thuộc HSBC cho hay, quyết định mới nhất của PBoC là tin tức tốt lành cho thị trường, một mặt giúp tăng lượng tiền mặt trong hệ thống, mặt khác tạo điều kiện cho các ngân hàng cung cấp thêm các khoản cho vay.
Nhà kinh tế này ước tính việc PBoC hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc có thể sẽ giúp "giải phóng" khoảng 400 tỷ Nhân dân tệ tiền mặt. Nhìn nhận kỹ hơn, quyết định này phản ánh thực tế rằng kích thích tăng trưởng kinh tế đang là ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Trung Quốc, trong bối cảnh một loạt số liệu công bố trong tháng 1/2012 về các khoản cho vay mới và tổng số tiền chi cho an sinh xã hội cho thấy những rủi ro bất lợi đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này.
Các ngân hàng quốc doanh trong tháng 1/2012 chỉ cung cấp các khoản cho vay mới trị giá tổng cộng 738,1 tỷ Nhân dân tệ, giảm 288,2 tỷ Nhân dân tệ (28%) so với cùng kỳ năm 2011 cũng như thấp hơn nhiều so với dự báo 1.000 tỷ Nhân dân tệ của giới phân tích.
Việc hạn chế hoạt động tín dụng của các ngân hàng đã làm bùng phát hoạt động cho vay ngầm. Các công ty tư nhân đã phải "gõ cửa" tín dụng đen với lãi suất đi vay cao ngất ngưởng sau khi bị các ngân hàng lớn từ chối.
Trong tháng 1/2012, lạm phát hàng năm đứng ở mức 4,5%, cao hơn dự báo, nhưng các nhà phân tích cho rằng điều này một phần do người tiêu dùng ồ ạt mua sắm thực phẩm và quà để chuẩn bị Tết âm lịch.
Lo ngại về tình trạng chi phí sinh hoạt leo thang, Chính phủ Trung Quốc đã viện tới nhiều biện pháp để kiềm chế giá cả trong hai năm lại đây, trong đó phải kể tới việc nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc và tăng lãi suất. Trong năm 2011, PBoC đã tăng lãi suất tới 6 lần và nâng lãi suất tiền gửi 3 lần.
Ngày 18/2, Cục thống kê Trung Quốc cho hay giá nhà đất tại 48 trên tổng số 70 thành phố lớn của Trung Quốc giảm trong tháng 1/2012 so với tháng trước đó, do các biện pháp của Chính phủ nhằm kiếm chế thị trường bất động sản, như cấm mua nhà thứ hai và áp thuế bất động sản tại một số thành phố, đã phần nào phát huy tác dụng.
Bên cạnh đó, các nhà phân tích cho rằng cơn sốt thị trường bất động sản hạ nhiệt còn do tăng trưởng kinh tế nước này dự báo tăng trưởng chậm lại trong năm 2012, sau khi ước đạt 9,2% năm 2011.
Giới phân tích nhận định giá bất động sản trong trung và dài hạn có thể sẽ tiếp tục giảm trong bối cảnh Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo tuần qua một lần nữa khẳng định Chính phủ chưa có kế hoạch nới lỏng chính sách hạ nhiệt thị trường bất động sản./.
Động thái này cho thấy Chính phủ Trung Quốc đang tiếp tục nới lỏng các quy định cho vay mà nước này trước đó đã áp dụng để kiểm soát lạm phát và cơn sốt giá bất động sản. Lần hạ dự trữ bắt buộc gần đây nhất của PBoC là vào ngày 30/11/2011.
Trả lời phỏng vấn Dow Jones Newswires, nhà kinh tế Ma Xiaoping thuộc HSBC cho hay, quyết định mới nhất của PBoC là tin tức tốt lành cho thị trường, một mặt giúp tăng lượng tiền mặt trong hệ thống, mặt khác tạo điều kiện cho các ngân hàng cung cấp thêm các khoản cho vay.
Nhà kinh tế này ước tính việc PBoC hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc có thể sẽ giúp "giải phóng" khoảng 400 tỷ Nhân dân tệ tiền mặt. Nhìn nhận kỹ hơn, quyết định này phản ánh thực tế rằng kích thích tăng trưởng kinh tế đang là ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Trung Quốc, trong bối cảnh một loạt số liệu công bố trong tháng 1/2012 về các khoản cho vay mới và tổng số tiền chi cho an sinh xã hội cho thấy những rủi ro bất lợi đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này.
Các ngân hàng quốc doanh trong tháng 1/2012 chỉ cung cấp các khoản cho vay mới trị giá tổng cộng 738,1 tỷ Nhân dân tệ, giảm 288,2 tỷ Nhân dân tệ (28%) so với cùng kỳ năm 2011 cũng như thấp hơn nhiều so với dự báo 1.000 tỷ Nhân dân tệ của giới phân tích.
Việc hạn chế hoạt động tín dụng của các ngân hàng đã làm bùng phát hoạt động cho vay ngầm. Các công ty tư nhân đã phải "gõ cửa" tín dụng đen với lãi suất đi vay cao ngất ngưởng sau khi bị các ngân hàng lớn từ chối.
Trong tháng 1/2012, lạm phát hàng năm đứng ở mức 4,5%, cao hơn dự báo, nhưng các nhà phân tích cho rằng điều này một phần do người tiêu dùng ồ ạt mua sắm thực phẩm và quà để chuẩn bị Tết âm lịch.
Lo ngại về tình trạng chi phí sinh hoạt leo thang, Chính phủ Trung Quốc đã viện tới nhiều biện pháp để kiềm chế giá cả trong hai năm lại đây, trong đó phải kể tới việc nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc và tăng lãi suất. Trong năm 2011, PBoC đã tăng lãi suất tới 6 lần và nâng lãi suất tiền gửi 3 lần.
Ngày 18/2, Cục thống kê Trung Quốc cho hay giá nhà đất tại 48 trên tổng số 70 thành phố lớn của Trung Quốc giảm trong tháng 1/2012 so với tháng trước đó, do các biện pháp của Chính phủ nhằm kiếm chế thị trường bất động sản, như cấm mua nhà thứ hai và áp thuế bất động sản tại một số thành phố, đã phần nào phát huy tác dụng.
Bên cạnh đó, các nhà phân tích cho rằng cơn sốt thị trường bất động sản hạ nhiệt còn do tăng trưởng kinh tế nước này dự báo tăng trưởng chậm lại trong năm 2012, sau khi ước đạt 9,2% năm 2011.
Giới phân tích nhận định giá bất động sản trong trung và dài hạn có thể sẽ tiếp tục giảm trong bối cảnh Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo tuần qua một lần nữa khẳng định Chính phủ chưa có kế hoạch nới lỏng chính sách hạ nhiệt thị trường bất động sản./.
Như Mai (TTXVN)